Tăng cường bảo vệ sầu riêng trong cao điểm xâm nhập mặn

(THTG) Sầu riêng là một trong những loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Tiền Giang, vì cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng lại thuộc nhóm cây mẫn cảm với xâm nhập mặn, chỉ chịu được nồng độ mặn dưới 1‰, nên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đang khẩn cấp thực hiện các giải pháp phòng chống hạn, mặn với dự báo trong tháng 3 là cao điểm của xâm nhập mặn mùa khô 2022.

vlcsnap-2022-03-11-14h37m46s256.png

vlcsnap-2022-03-11-14h49m43s086.png

Cây sầu riêng đặc biệt mẫn cảm với nước mặn, nên cần có giải pháp bảo vệ trong cao điểm của xâm nhập mặn mùa khô 2022. Ảnh: Minh Trí

Hiện chính quyền các địa phương đã kiện toàn hệ thống cống, đập ngăn mặn, trữ ngọt tiếp giáp với các cửa sông. Riêng người dân cũng đã dự trữ đầy nước trong các mương vườn, hay các bao chứa bằng plastic. Trong tình huống nếu bị mặn xâm nhập gay gắt, kéo dài từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4, thì cần tưới nước vôi vào mô hoặc líp, đồng thời tăng cường phân tưới humic gốc. Đặc biệt, khi bơm nước tưới phải đo độ mặn và nhớ đo ngay chỗ bơm, không đo trên mặt nước, vì nước mặn nặng chìm sâu. Không bón nhiều phân hóa học vào mô trồng, vì đang thiếu nước các chất hóa học chưa kịp hòa tan khi gặp mưa đến sớm, thì rễ dễ bị hư làm cây chết hoặc rụng trái non.

Các nhà chuyên môn khuyến cáo nhà vườn trồng sầu riêng, trong mùa khô, xâm nhập mặn như hiện nay nếu như vườn cây yếu hay bị cỗi cần thì cần chăm sóc tốt, không cho ra hoa để cây phục hồi. Nếu vườn cây trẻ hay lâu năm nhưng vẫn khỏe thì có thể xử cho ra hoa và để trái, nhằm đón thời cơ bán giá cao sau hạn, mặn.

Kim Nữ