Tai nạn tàu ngầm Sindurakshak đe dọa hợp tác quốc phòng Nga-Ấn Độ

Tuy chưa có tuyên bố chính thức, nhưng nhiều chuyên gia nhận định vụ tai nạn tàu ngầm INS Sindurakshak (thuộc đồ án 877 EKM) của Hải quân Ấn Độ là do rò rỉ khí hyđrô dẫn tới cháy nổ và kích hoạt vụ nổ liên hoàn khoang chứa đạn ngư lôi và tên lửa trên tàu. Phát biểu sau vụ việc, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arakaparambil Kurien Antony coi đây là “thảm kịch tồi tệ nhất trong thời gian gần đây” của Quân đội Ấn Độ.

Vụ tai nạn trên ngay cả khi xác định được nguyên nhân là các nguyên nhân khách quan cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Ấn Độ. Măc dù New Delhi đang là đối tác chiến lược quan trọng của Moscow, nhưng không thể phủ nhận được thực tế là nhiều trang kỹ thuật quân sự của Nga không còn đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của Quân đội Ấn Độ. Để tìm nguồn thay thế, Ấn Độ đã bắt đầu tìm nguồn cung quốc phòng mới từ Phương Tây và Mỹ.

Ảnh minh họa.

“Ấn Độ có yêu cầu của mình và chúng tôi sẽ chọn mua thứ tốt nhất”, chuyên viên phân tích Viện Phân tích chính trị-quân sự Ấn Độ, Alexander Hramchihin. Ấn Độ hiện đang mang vị thế nước lớn trong việc mua sắm quốc phòng thông qua các hợp đồng có giá kỷ lục vì vậy họ có quyền chọn lựa các hãng chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới làm đối tác.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Nga đang nhanh chóng mất thị phần cung cấp vũ khí tại Ấn Độ. Từ mức “kiểm soát” 75% thị trường như hiện nay sẽ nhanh chóng giảm xuống 50% trong tương lai gần.

Ngoài lý do kỹ thuật, nguyên nhân nữa gây cản trở tới hợp tác quốc phòng Nga-Ấn là việc chậm trễ của các hợp đồng quân sự. Điển hình là hợp đồng nâng cấp tàu sân bay Vikramaditya, cho thuê tàu ngầm nguyên tử Nerpa… đều chậm tiến độ trong thời gian dài. Trong khi đó, Ấn Độ cần trang bị trên để làm đối trọng với các mỗi nguy cơ càng tăng trong khu vực đặc biệt là từ Trung Quốc.

Trung Quốc hiện cũng sử dụng vũ khí Nga và nhiều sản phẩm quân sự nội địa phát triển trên nền tàng vũ khí Xô viết đã đặt ra cho Ấn Độ yêu cầu đa dạng hóa nguồn cung. Gần đây, Ấn Độ đã thay đổi quan điểm của mình khi công khai nhận định vũ khí Phương Tây có nhiều điểm ưu việt hơn vũ khí Nga. Vũ khí Nga có ưu thế về giá – thấp hơn khoảng 30% so với sản phẩm của Phương Tây cùng loại. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng đã làm ưu thế giá thấp này trở nên tương đối. Có thể lấy ví dụ từ chi phi nâng cấp tàu sân bay Vikramaditya hiện đã tăng gấp đối so với tính toán ban đầu lên mức 2,33 tỷ USD.

Ngoài sự chậm trễ, Ấn Độ còn “chê” Nga không đảm bảo nguồn cung hậu cần, chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi. “Tại sao chúng ta phải mua phụ tùng sửa chữa vũ khí Nga từ Israel thay vì được nhận chúng từ chính chủ”, chuyên viên Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc phòng Ấn Độ, Aron Kumar tuyên bố.

Cùng với đó, thế hệ quan chức Ấn Độ có thiện cảm với Liên bang Xô viết và Nga đã lớn tuổi và nghỉ hưu. Những người thay thế họ liệu có cách nhìn như thế hệ cha anh với Nga, điều đó vẫn là dấu hỏi.

Trong 10 năm qua, Nga và Ấn Độ đã ký 20 hợp đồng quân sự lớn trị giá hơn 30 tỷ USD với các hợp đồng cung cấp số lượng lớn chiến đấu cơ Su-30MKI, cung cấp tàu sân bay  Vikramaditya, chương trình hợp tác phát triển tên lửa BrahMos và xe tăng T-90 và chiến đấu cơ hải quân Mig-29. Tuy nhiên, trong vài năm qua, vũ khí Nga đã “thất sủng” khi toàn… thua ở quốc gia Nam Á này.