Sở NN&PTNT Tiền Giang khảo sát các mô hình sản xuất nông nghiệp tại các địa phương

(THTG) Ngày 04-11, Đoàn Công tác Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Tiền Giang do ông Nguyễn Văn Mẫn – Giám đốc Sở NN&PTNT làm trưởng đoàn đã đến khảo sát các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở huyện Chợ Gạo và Gò Công Tây.

vlcsnap-2020-11-05-08h58m59s610

vlcsnap-2020-11-05-08h57m13s367

Đoàn công tác tham quan trang trại gà Lê Văn Hưng ở ấp Bình Ninh, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo. Ảnh: Trân Liêm

Tại huyện Chợ Gạo, địa phương có nhiều mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi theo hướng công nghệ cao phát triển mạnh. Lĩnh vực chăn nuôi nổi bật có trang trại gà Lê Văn Hưng ở ấp Bình Ninh, xã Bình Phan. Trang trại gà Lê Văn Hưng có tổng diện tích 50.000 m2 , với 8 trại chức năng, đầu tư theo hướng chăn nuôi khép kín và tự động hóa trong việc cho ăn và thu gom trứng.  Mỗi trại nuôi hơn 20.000 con, tỷ lệ trứng đạt 75% /ngày, tổng năng suất 120.000 trứng/ngày. Bên cạnh đó, trang trại còn có hệ thống sấy khô và ủ phân gà để sản xuất phân hữu cơ, đảm bảo môi trường.

vlcsnap-2020-11-05-09h04m39s805

vlcsnap-2020-11-05-09h05m09s499

vlcsnap-2020-11-05-09h08m20s406

vlcsnap-2020-11-05-09h07m31s446

Quy trình sản xuất socola tại Công ty TNHH Ca cao Xuân Ron Chợ Gạo ở xã Bình Ninh. Ảnh: Trần Liêm

Tại Công ty TNHH Ca cao Xuân Ron Chợ Gạo ở xã Bình Ninh, đoàn nghe báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh. Công ty TNHH Ca cao Xuân Ron Chợ Gạo có vùng nguyên liệu chuẩn, chất lượng cao từ huyện Chợ Gạo thuộc dự án phát triển cây ca cao được tài trợ bởi Helvetas (Thụy Sĩ) với hơn 2.000 hecta ca cao, cùng với trang trại ca cao Alluvia có diện tích 2 hecta, có tổng sản lượng 40 tấn/năm. Công ty kết hợp sản xuất sô-cô-la ứng dụng công nghệ và thủ công, với năng suất 2.000 thanh sô-cô-la/ngày. Trước dịch bệnh Covid-19, Công ty có 10 cửa hàng kinh doanh ở các địa điểm du lịch lớn như: Hội An, Đà Nẵng, Phú Quốc… Bên cạnh sản xuất kinh doanh, công ty còn đón khách du lịch đến tham quan trãi nghiệm quy trình làm sô-cô-la. Hiện nay công ty phát triển mô hình nông nghiệp du lịch trải nghiệm trồng sô-cô-la từ vườn đến chế biến. Đây là mô hình được đánh giá cao về thực hiện chuỗi giá trị nâng cao sản phẩm nông nghiệp và được Sở NN&PTNT chọn làm “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

vlcsnap-2020-11-05-09h01m15s886

vlcsnap-2020-11-05-09h02m26s579

Trại thực nghiệm và dịch vụ nông nghiệp lúa Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây. Ảnh: Trần Liêm

Tại huyện Gò Công Tây, đoàn đã đến khảo sát tại Trại thực nghiệm và dịch vụ nông nghiệp lúa Vĩnh Hựu. Trại có tổng diện tích 10 hecta, trong đó có 7,5 hecta đất sản xuất gồm: 5 hecta diện tích sản xuất giống lúa, 0,6 hecta trồng khảo nghiệm và giữ giống lúa và gần 2 hecta sản xuất rau màu. Trại phối hợp tổ chức phục tráng, giữ một số giống lúa chủ lực như VD20 và lai tạo các giống lúa có phẩm chất tốt, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh như: TG2, TG3, TG7… Bên cạnh đó, Trại cũng đang trồng khảo nghiệm cây đậu nành đang giai đoạn 66 ngày tuổi, đây là loại cây thích hợp trồng trên vùng đất cao ráo thoát nước, có thể mở rộng diện tích trồng giống đậu này vào cuối vụ Đông Xuân sau khi thu hoạch.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, qua khảo sát thực tế, ngành nông nghiệp của tỉnh sẽ tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực… đồng thời triển khai áp dụng có hiệu quả nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, đầu tư, hướng đến nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thanh Thảo