- Giá các mặt hàng nông sản tăng \"nóng\". - Tiền Giang có 13 trại gia cầm đạt chuẩn VietGAP. - Phòng GD-ĐT TP. Mỹ Tho xuất sắc giành hạng Nhất toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Tiền Giang lần thứ XI năm học 2023-2024. - Khởi công công trình \'Nâng cấp và phát triển lưới điện khu vực Điện lực Gò Công Đông, Tân Phú Đông - Hôm nay (24-4), học sinh lớp 12 bắt đầu thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. - Ông Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù. - Bộ Y tế yêu cầu không giấu giếm sự cố y khoa. - Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc 2 nhiệm kỳ. - TPHCM: Đánh sập đường dây \'tín dụng đen\' cho vay gần 4.000 tỷ đồng, thu lợi hơn 600 tỷ đồng. - Ngày 25/4: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng. - Tình trạng thừa cân, béo phì ở TP HCM tiếp tục tăng...

Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội tại kỳ họp tháng 7

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20-7 tới, Quốc hội sẽ bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao khóa mới, trong đó có Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ…

Chiều 14-6, tại phiên họp thứ 57, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe và thảo luận báo cáo về một số vấn đề chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội tại kỳ họp tháng 7 - Ảnh 1.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường – Ảnh: Nguyễn Nam

Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết dự kiến chương trình kỳ họp được xây dựng theo hướng: Không tiến hành công tác tổ chức, nhân sự liền mạch từ đầu đến cuối mà bố trí xen kẽ với các nội dung khác để vừa thực hiện đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục, vừa tiết kiệm thời gian (trong thời gian Quốc hội bầu, phê chuẩn nhân sự, các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, bảo đảm chất lượng các dự thảo nghị quyết).

Đồng thời, xem xét, quyết định nhân sự các cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội ngay sau phiên khai mạc để các cơ quan này thực hiện các nhiệm vụ theo quy định (vì đến thời điểm khai mạc kỳ họp, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV sẽ kết thúc nhiệm vụ; riêng UBTVQH khóa XIV được hoạt động cho đến khi Quốc hội bầu được UBTVQH khóa XV).

Dự kiến tổng thời gian kỳ họp là 11,5 ngày làm việc. Trong đó, công tác nhân sự: 5 ngày; xem xét các báo cáo và một số nội dung khác: 4,5 ngày; trù bị: 0,5 ngày; khai mạc, bế mạc: 1 ngày; dự phòng: 0,5 ngày. Quốc hội họp phiên trù bị vào chiều ngày 19-7; khai mạc vào ngày 20-7 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 3-8-2021.

Đáng chú ý, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội khóa mới.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết căn cứ kết luận của UBTVQH, dự kiến chương trình kỳ họp tới được bổ sung nội dung về xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi thanh toán khoản bù giá trong bao tiêu sản phẩm dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn…

Ngoài ra, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội xem xét, quyết định kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 cùng các kế hoạch tài chính 5 năm và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội tại kỳ họp tháng 7 - Ảnh 2.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, cơ bản thống nhất với dự kiến chương trình kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng kỳ họp thứ nhất có nhiều nội dụng quan trọng như bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao, gồm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; các Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, thành viên Chính phủ, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội…

“Phải tính toán thời gian họp thật kỹ, thống nhất làm công tác nhân sự xong rồi mới làm đến nội dung khác”- Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu các ý kiến cụ thể về cách thức, thời gian thực hiện công tác nhân sự trong chương trình kỳ họp cũng như bày tỏ nhất trí với đề xuất họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định rất nhiều nội dung quan trọng khác như: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, kế hoạch tài chính trung hạn, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch sử dụng đất 5 năm tới… Vì vậy, cần tính toán hết các công việc phải làm tại kỳ họp để các đại biểu Quốc hội có đủ thời gian xem xét, quyết định các vấn đề, bảo đảm chất lượng kỳ họp.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*