- Giá các mặt hàng nông sản tăng \"nóng\". - Tiền Giang có 13 trại gia cầm đạt chuẩn VietGAP. - Phòng GD-ĐT TP. Mỹ Tho xuất sắc giành hạng Nhất toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Tiền Giang lần thứ XI năm học 2023-2024. - Khởi công công trình \'Nâng cấp và phát triển lưới điện khu vực Điện lực Gò Công Đông, Tân Phú Đông - Hôm nay (24-4), học sinh lớp 12 bắt đầu thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. - Ông Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù. - Bộ Y tế yêu cầu không giấu giếm sự cố y khoa. - Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc 2 nhiệm kỳ. - TPHCM: Đánh sập đường dây \'tín dụng đen\' cho vay gần 4.000 tỷ đồng, thu lợi hơn 600 tỷ đồng. - Ngày 25/4: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng. - Tình trạng thừa cân, béo phì ở TP HCM tiếp tục tăng...

Phong tục chúc tết, mừng tuổi

Theo phong tục xưa, sáng mồng Một tết còn gọi là ngày Chính đán tức là ngày đầu của năm mới, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng.

Phong tục chúc Tết mừng tuổi. (Ảnh minh hoạ)

Ý nghĩa của phong tục chúc tết, mừng tuổi

Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người thêm một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một tết là ngày mở đầu năm mới, con cháu tề tựu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm một tuổi). Thêm một tuổi tức là trời cho lộc thọ lâu trong đầu có thêm kinh nghiệm đường đời để sống tốt hơn, góp sức cùng gia đình, dòng tộc làm được nhiều điều có ích.

Trong gia đình, sáng mồng Một tết thì con cháu chúc tết cha mẹ và ông bà. Con cháu mà chưa có gia đình thì được ông bà, cha mẹ chúc điều tốt lành, may mắn và mừng tuổi, món tiền đựng trong một phong bì đỏ. Tiền mừng tuổi “phát vốn, mở hàng” thường là những tờ giấy bạc còn mới, xưa chỉ cho tiền lẻ vào phong bao với ngụ ý số lẻ còn tiếp tục sinh sôi, nảy nở thêm, giá trị không lớn, mang tính biểu trưng. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo – không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Tiền mừng tuổi thường được cất kỹ như là bảo lưu sự may mắn của cả năm, phong bao mừng tuổi thường có màu đỏ hoặc vàng tượng trưng, mang nghĩa là tiền hên, phú quý tiền may mắn, điều lành, điều tốt… Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm.

Người chúc nói những điều chân thành mộc mạc tự trong lòng mình, người được chúc đón nhận với cả tấm lòng biết ơn, cả người chúc và được chúc đều cảm thấy như có trời đất chứng giám và phù hộ, độ trì.

Để gắn kết tình cảm gia đình, họ hàng, làng xóm những lời chúc tết thường là hạnh phúc, sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công…; những người năm cũ không may gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi” hay “của đi thay người” nghĩa là trong cái họa tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

Trong ba ngày đầu năm (gọi là ba ngày tết), người ta đi chúc tết những người ruột thịt, dòng tộc, láng giềng, bạn bè, để chúc những điều tốt lành cho năm mới. Ngay cả với những người mới gặp cũng vẫn vui vẻ và chân thành chúc nhau. Khi có người quen đến nhà chúc tết thì chủ nhà tiếp đãi vui vẻ, thân mật và đãi ăn uống. Tục lệ này nói lên sự quan tâm và tình thân giữa con người với nhau, dù là thân hay sơ. Ngoài ra còn giữ truyền thống: Mồng một tết Cha, mồng hai tết Mẹ, mồng ba tết Thầy. Mồng một tết Cha có nghĩa là ngày đầu trong năm phải dành cho người sinh thành ra mình, phải coi Cha và những người huyết thống ở bên nội ở một vị thế đặc biệt. Đây là nét phản ánh tục lệ phụ hệ của người Việt. Mồng hai tết Mẹ, tức là phải đặt vị thế của Mẹ và bên ngoại nối tiếp ngay với Cha và bên nội, tục này phản ánh quan niệm mẫu hệ vẫn còn khá sâu sắc trong tâm thức người Việt. Có Cha, có Mẹ thì mới có Ta, nhưng cha mẹ chỉ sinh thành nuôi dưỡng, dạy những điều hay, lẽ phải theo lối giáo dục gia phong. Muốn có sự phương trưởng về mặt công danh thì phải nhờ vào người Thầy. Vì thế, ngày mồng ba tết là phải đến chúc tết Thầy, phong tục này thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt. Đây vốn là phong tục đẹp và hiện nay người Việt Nam vẫn giữ tục lệ tốt đẹp này.

Tránh những biểu hiện biến tướng phong tục chúc tết, mừng tuổi

Tuy nhiên ngày nay việc biếu quà tết, mừng tuổi đang bị lợi dụng, biến tướng để hối lộ, mua chuộc bằng nhiều hình thức hết sức tinh vi. Lẽ ra quà biếu chỉ là sản vật có giá trị tượng trưng, nhưng nhiều kẻ cơ hội, vụ lợi đã biến tướng thành “đút lót” bằng tiền, vật chất dưới nhiều dạng phức tạp, tinh vi, khiến cho người nhận cũng thấy khó thanh thản và phiền toái.

Cứ nói, chuyện tiền nong không quan trọng, mừng bao nhiêu thì mừng, cốt là năm mới có chút mừng tuổi gọi là tấm lòng cho nhau vui vẻ, có lộc, có may mắn là được.

Nhưng một bộ phận nhỏ không nghĩ như vậy, vì nhiều người đã coi chuyện tiền mừng tuổi chính là thể hiện đẳng cấp, là thể hiện tấm lòng của mình. Tức là họ luôn nghĩ, nhiều tiền mừng tuổi thì càng có được tình cảm mến mộ của người khác hơn. Nhiều người còn nghĩ, mừng tuổi sang thì chắc chắn sẽ không sợ thiệt thòi.

Chuyện mừng tuổi nếu không giữ được ý nghĩa vốn có của nó sẽ dẫn đến hậu quả không tốt, bạn bè, gia đình…không hiểu nhau.  Tiền mừng tuổi là ở cái tâm của con người chứ không phải cứ chơi trội thì là sang, là tốt. Người biết trân trọng tình cảm chẳng mấy khi nhìn vào giá trị đồng tiền mừng tuổi để đánh giá người tốt xấu.

ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*