Nông dân huyện Gò Công Đông đang dần phục hồi diện tích cây sơri

(THTG) Cây sơ ri được trồng ở vùng đất Gò Công Đông từ lâu, chỉ có ở nơi đây sơ ri mới mang đầy đủ hương vị đặc sắc của nó mà chưa nơi nào có thể so sánh được. Vì vậy, sơri Gò Công được xem là một trong những loại cây ăn quả đặc sản của địa phương.

Theo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, diện tích sơ ri trên địa bàn huyện thống kê đến tháng 04/2023 là 141,8 ha (tăng 6,4 ha so với cùng kỳ). Trong đó có 10 heta của 20 hộ dân được cấp chứng nhận sản xuất theo chuẩn VietGap. Cây sơ ri được tập trung trồng nhiều nhất ở xã: Bình Nghị, Bình Ân, Kiểng Phước và Tân Đông; Sản lượng ước đạt trên 11.500 tấn/năm.

vlcsnap-2023-05-19-14h44m40s457.png

vlcsnap-2023-05-19-14h44m55s036.png

vlcsnap-2023-05-19-14h45m22s016.png

Sơ ri là cây trồng thích hợp thổ nhưỡng của vùng đất ven biển Gò Công, giúp người dân xóa đói giảm nghèo. 

Từ lâu cây sơ ri được xem là cây xoá đói giảm nghèo của vùng đất ven biển Gò Công, bởi nơi đây là vùng đất nhiễm mặn khiến người dân gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, cây sơ ri dễ trồng không kén công chăm sóc, nhờ điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng địa phương phù hợp nên cây sơ ri Gò Công hầu như rất sai quả, mỗi năm cho thu hoạch từ 6 đến 7 đợt; với giá bán hiện nay trên 6.000 đồng/ kg.

Tiềm năng phát triển cây sơ ri huyện Gò Công Đông là rất lớn, để khuyến khích người dân phục hồi lại diện tích. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người dân sản xuất sơ ri sử dụng các loại phân, thuốc vi sinh, sinh học phù hợp để đảm bảo năng suất và chất lượng của sản phẩm, giảm chi phí cho người dân.

 Tin và ảnh: Quốc Toàn