Nhiều mặt hàng tăng theo giá xăng

       Giá xăng được điều chỉnh tăng thêm 1.100 đồng/lít, giá cước vận tải ăn theo đầu tiên tăng mạnh từ 700- 1.000 đồng/km. Dù giá thực phẩm không ồ ạt tăng mà đang nghe ngóng nhích nhẹ, nhưng vẫn làm “nặng gánh” người tiêu dùng.

Các hãng taxi sẽ tăng 5 đến 7% giá cước vào cuối tuần này<br />            Ảnh: Anh Trọng” src=”http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=217954&Width=400″ imageid=”217954″></TD></TR><TR><TD class=pBody>Các hãng taxi sẽ tăng 5 đến 7% giá cước vào cuối tuần này.  Ảnh: Anh Trọng.</TD></TR></TBODY></TABLE></P><P class=pBody align=justify><STRONG>Cước taxi tăng mạnh</STRONG></P><P class=pBody align=justify>Sau 3 lần tăng giá xăng với tổng cộng 2.400 đồng mỗi lít, các hãng taxi trên địa bàn Hà Nội vừa có đề xuất tăng giá cước từ 700 đến 1.000 đồng/ km. </P><P class=pBody align=justify>Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết, Hiệp hội đã nhận được đề xuất trên của hầu hết các hãng taxi tại Hà Nội. Cụ thể, vào cuối tuần này, các hãng taxi sẽ đồng loạt tăng giá cước từ 5 đến 7%. </P><P class=pBody align=justify>Lý giải cho việc này, theo đại diện nhiều hãng taxi, chỉ trong vòng một tháng giá xăng đã tăng tới 3 lần với tổng cộng 2.400 đồng/lít, khiến DN và tài xế đã phải bù lỗ rất nhiều, đặc biệt là từ hôm 13-8 giá xăng tăng thêm 1.100 đồng/lít. </P><P class=pBody align=justify>“Cùng với đó thời gian qua giá nguyên vật liệu, phụ tùng, lãi suất ngân hàng, chi phí bến bãi, tiền lương nhân viên, thuế trước bạ… cũng liên tục tăng khiến doanh nghiệp buộc phải tăng giá cước”, ông Đinh Văn Sáu, Chủ tịch HĐQT hãng Taxi Hương Lúa nói.</P><P class=pBody align=justify>Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, tổng cộng 3 lần tăng giá xăng dầu vừa qua tương đương gần 20% (xăng tăng 11% và dầu tăng 8%). </P><P class=pBody align=justify>“Theo tính toán, giá xăng dầu chỉ chiếm khoảng 40% cước vận tải, nên với mức tăng như trên, các doanh nghiệp chỉ tăng khoảng 4-5% giá cước vận tải là hợp lý”, ông Hùng đề nghị.</P><P class=pBody align=justify>Khảo sát của PV <EM>Tiền Phong</EM>, ngày 17-8, Mai Linh đã tăng giá cước cho các dòng xe Vios và Kia Morning.</P><P class=pBody align=justify>Cụ thể, với xe Vios 4 chỗ, chiều qua có giá cước là 14.000 đồng/km, tăng 1.000 đồng so với thời điểm trước khi tăng giá xăng dầu lên 1.100 đồng/km. </P><P class=pBody align=justify>Còn các hãng như Hương Lúa, Vạn Xuân, Thanh Nga cũng cho biết sẽ tăng từ 700 đến 1.000 đồng/km vào ngày hôm nay hoặc Chủ nhật tới.</P><P class=pBody align=justify><STRONG>Giá chợ bắt đầu tăng</STRONG></P><P class=pBody align=justify>Trao đổi, giám đốc một doanh nghiệp chế biến rau quả cũng xác nhận thực tế: giá xăng tăng sẽ tác động đến giá thành sản phẩm và tâm lý người tiêu dùng. “Người dân sẽ e ngại hơn, dè dặt hơn khi chi tiêu, sức mua chắc chắn bị kéo giảm”- Vị này nói. </P><P class=pBody align=justify>Ghi nhận tại các chợ Nguyễn Thái Bình (quận 1), chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) trong sáng 16-8, một số mặt hàng thực phẩm đã bắt đầu nhích giá nhẹ từ 500 – 2.000 đồng/kg. </P><P class=pBody align=justify>Cụ thể, giá rau muống, cải xanh dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, khoai tây 35.000 - 40.000 đồng/kg, đậu que giá 12.000 đồng/kg, dưa leo 12.000 đồng/kg… </P><P class=pBody align=justify>Riêng các mặt hàng trái cây có mức tăng cao hơn, từ 10 - 15%. Cụ thể, nho đen Mỹ ở mức 180.000 - 190.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc ở mức 70.000 đồng/kg, thanh long 45.000 - 50.000 đồng/kg… </P><P class=pBody align=justify>Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức, thông thường sau khi tăng giá xăng thì khoảng 2 tuần trở lên, sự biến động giá các mặt hàng ở chợ đầu mối mới thể hiện rõ nét. </P><P class=pBody align=justify>Trên địa bàn thành phố, đến nay mới chỉ có một số mặt hàng nước ngọt như Sting, Revive có thông báo tăng giá khoảng 4.000 – 5.000 đồng/thùng 24 chai. Ngoài ra, nhiều mặt hàng hóa mỹ phẩm như nước rửa chén, dầu gội, bột giặt… đã tăng giá khoảng 5 – 10%. </P><P class=pBody align=justify><TABLE width=488 align=center><TBODY><TR><TD style=

Chiều 17-8, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá trên địa bàn. Theo đó, Bộ lưu ý các sở, ngành tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Kiểm soát tăng giá các mặt hàng thiết yếu

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, khoảng giữa tháng 7 đến nay giá xăng đã tăng 17%. Điều này đã tác động đến hàng hóa trên thị trường từ 0,5-3%. Trong đó lĩnh vực bị tác động trực tiếp nhất là vận tải, xây dựng… có thể tăng 3%, những lĩnh vực hàng tiêu dùng thông thường thì tăng khoảng 0,5%.

Ông Hiển nhìn nhận: Nếu giá xăng duy trì như hiện nay có thể tác động lên CPI khoảng 1%. Hiện, một số doanh nghiệp lợi dụng giá xăng tăng đẩy giá lên, tìm kiếm lợi nhuận. Chẳng hạn như nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải là taxi, có khả năng liên kết lại tạo thành nhóm độc quyền để đẩy giá cước lên. Tuy nhiên, ông Hiển cũng lưu ý giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm và như vậy giá trong nước cũng có thể sẽ giảm.