Nhà báo Tiền Giang tác nghiệp ở Trường Sa

(THTG) Ôn lại sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam, đội ngũ những người làm báo Tiền Giang luôn tự hào và luôn phấn đấu để xứng đáng là lực lượng tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng, nhất là những nơi đang diễn ra những sự kiện nóng bỏng. Thời gian qua, Tiền Giang có 4 nhà báo của Báo Ấp Bắc và Đài Phát thanh – Truyền hình được dịp đến tác nghiệp ở Trường Sa. Với các bạn, đây là chuyến công tác không thể nào quên, vì công việc của mình đã góp phần lớn vào tiếng nói chung của toàn đảng, toàn quân, toàn dân trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

1 (1)

Phóng viên Cao Công Thức – Đài PT-TH Tiền Giang

Cách đây mấy năm, tham gia chuyến đi Trường Sa có nhà báo Công Thức – Đài Phát thanh – Truyền hình, nhà báo Quốc Việt- Báo Ấp Bắc. Trường Sa tưởng như xa xôi nhưng lại rất gần gũi, thân thuộc. Trước đầu sóng ngọn gió, truyền thống đoàn kết gắn bó quân dân càng keo sơn như những đảo chìm đảo nổi, như những dãi san hô bền chặc giữ biển trời Tổ quốc, để duy nhất thực hiện một nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ toàn  vẹn chủ quyền biển, đảo. Thông qua tác nghiệp của các nhà báo này, lần đầu tiên khán giả Tiền Giang đã được đọc những bài viết và xem những hình ảnh đẹp của các nhà báo địa phương trên đất Trường Sa.

02

Phóng viên Quốc Việt – Báo Ấp Bắc

Với nhà báo Phùng Long, phóng viên báo Ấp Bắc, mai mắn có nhiều chuyến tác nghiệp ở Truờng Sa, có nhiều tác phẩm phong phú, từ phóng sự ảnh, ký sự, đến phóng sự, có tác dụng, ý nghĩa thiết thực để tuyên tuyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về biển đảo, làm cầu nối từ những quyển sách, tấm lòng của Đảng bộ quân dân Tiền Giang gửi cho cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1; rồi thực hiện cuộc vận động “Vì nghĩa tình biên giới hải đảo”, quyên góp hưởng ứng chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.

1 (1)

Phóng viên Trần Liêm – Đài PT-TH Tiền Giang

Năm 2008, nhà báo Trần Liêm Đài Phát thanh – Truyền hình Tiền Giang có chuyến đi công tác ở Trường Sa đầu tiên và từ đây, từ chuyến đi này mà hình ảnh về sức sống của màu xanh Trường Sa về với đất liền Tiền Giang. Năm 2013 với chuyến đi thứ 2, qua hình ảnh, nhân dân Tiền Giang càng hiểu hơn đời sống của chiến sĩ và nhân dân trên đảo, vượt lên sóng biển trùng khơi, là tinh thần lạc quan yêu đời của những người lính trẻ, trên nền xanh của nước biển là màu xanh  của rau củ quả, làm nền cho những nhà giàn thêm vững chải, đặc biệt còn ghi lại hình ảnh buổi lễ chào cờ giửa Trường Sa, lễ tưởng niệm tại nhà giàn.. đã lan truyền cảm xúc cho khán giả truyền hình Tiền Giang. Các phóng sự của nhà báo Trần Liêm đuợc Ban tuyên giáo, các ban ngành đưa vào phục vụ tuyên truyền về biển đảo. Anh vinh dự được Bộ tư lệnh Hải Quân trao tặng kỷ niệm chương vì đã góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc. Với nhà báo Trần Liêm, đây vừa là niềm vinh dự cũng đồng thời là trách nhiệm lớn của người làm báo.

2

Phóng viên Phùng Long – Báo Ấp Bắc

Niềm vui của các nhà báo trong dịp kỷ niệm hàng năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, là các tác phẩm về biển đảo được viết bằng cả niềm cảm xúc tự hào của các nhà báo đi công tác Trường Sa đều đạt giải báo chí Nguyễn Văn Nguyễn. Tác phẩm Nhật ký truyền hình : Tiền Giang với Trường Sa của nhà báo Trần Liêm được trao giải A thể loại truyền hình .Tác phẩm “Sức sống trên nhà giàn DK1” Tác phẩm “Nhà giàn DK mùa biển động” của nhà báo Phùng Long đạt giải A thể loại báo in. Hành trình đến với  Trường Sa đã cho giúp các nhà báo trưởng thành hơn, học hỏi thêm về sự kiên cường, sự hy sinh và tình yêu biển đảo – một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.

Thanh Thảo