Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Nhiếp ảnh gia Jimmy Nelson ghi lại nếp sống khác biệt của hơn 30 bộ tộc sống ở các vùng băng tuyết, rừng rậm…

Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Dành 2 tuần để sống cùng mỗi bộ lạc, nhiếp ảnh gia người Anh, Jimmy Nelson, đã biết được nhiều phong tục lâu đời, nếp sinh hoạt lạ và chụp những khoảnh khắc ấn tượng. Bộ ảnh “Trước khi họ biến mất” của anh ghi lại hình ảnh của 30 bộ lạc trên khắp thế giới.

Trên ảnh là người Dolgan. Bộ tộc này sống ở nơi mà người ta có cảm giác như đó là ngày tận thế, với những cánh đồng băng trắng xóa. Họ phải trải qua mùa đông dài và khắc nghiệt thuộc vùng Siberia băng giá. Công việc chính của họ là chăn đàn tuần lộc.

Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Người Kazakhstan là hậu duệ của các nhóm thổ dân Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Ấn Độ và người Hun. Họ cư trú trên lãnh thổ giữa Siberia và biển Đen. Ngựa và đại bàng là “đôi cánh” của người dân nơi đây, vì vậy từ xa xưa họ đã có kỹ năng săn đại bàng thuần thục. Họ tin tưởng vào các lực lượng siêu nhiên như tổ tiên, lửa, cái thiện và ác.

Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Người Chuckchi, Nga sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng lãnh nguyên. Họ được đánh giá cao vì lòng hiếu khách, sự hào phóng. Họ tin vào các hiện tượng thiên nhiên và coi đó là thần linh của riêng mình. Họ quan niệm rằng: “Cách bạn đối xử với con chó của mình hàng ngày thế nào sẽ quyết định vị trí của bạn ở đâu trên thiên đường”.

Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Các bức ảnh Jimmy Nelson chụp đều giới thiệu chi tiết về các món đồ trang sức, kiểu tóc, quần áo, môi trường xung quanh và yếu tố văn hóa của bộ tộc đó. Jimmy cho biết, nhiệm vụ của anh là đảm bảo rằng cả thế giới sẽ nhớ tới họ và lưu giữ trong ký ức.

Trên ảnh là người Drokpas, với dân số khoảng 2.500 người sống rải rác ở Ấn Độ và Pakistan. Trong nhiều thế kỷ, người Drokpas có truyền thống trao nhau những nụ hôn ở chốn công cộng và tự do yêu đương, tìm hiểu mà không bị bó buộc bởi các điều luật. Sự cởi mở trong văn hóa của họ thể hiện phần nào qua những bộ váy và đồ trang trí tinh xảo.

Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Trên ảnh là bộ tộc Bana, sống ở thung lũng Omo, phía nam Ethiopia. Lễ hội quan trọng nhất của họ là Dimi, thời điểm đánh dấu sự trưởng thành của các cô gái.

Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Trên ảnh là những người dân thuộc bộ tộc Huli, cộng đồng với dân số khoảng 250.000 người sống ở tỉnh Hela, Papua New Guinea. Họ nổi tiếng với phong tục đội tóc giả được trang trí từ lông vũ.

Ngoài những chiếc mũ công phu, người dân còn sơn mặt với các tông màu sáng như đỏ, vàng, trắng. Họ tin rằng đây là những màu sắc khiến họ trở nên dữ tợn và đe dọa được kẻ thù trong thời kỳ chiến tranh. Hiện nay, đàn ông Huli coi đây là trang phục truyền thống.

Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Người Kaluli sống rải rác trong các ngôi làng tại những cánh rừng rậm rạp trên sườn núi Bosavi, Papua New Guinea. Họ sống bằng nghề đánh cá, săn bắn, hái lượm. Mỗi gia đình đều có nhiều thế hệ sinh sống, có khi lên đến 90 người.

Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Cộng đồng Wodaabe du mục thuộc bộ tộc Fulangi, sống rải rác tại hơn 10 quốc gia Bắc Phi. Chad là nơi có nhiều người Wodaabe sinh sống nhất. Dù nằm ở những nơi khắc nghiệt, người dân vẫn luôn có niềm tự hào dân tộc độc đáo thể hiện qua cách trang điểm.

Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Người Asaro sống ở Papua New Guinea. Truyền thuyết kể rằng bộ tộc này từng phải chạy trốn kẻ thù và vùi mình xuống sông Asaro. Chỉ đến khi hoàng hôn buông xuống, sắc trời nhá nhem họ mới trồi lên và trốn thoát. Khi đó, do mặt họ vùi xuống bùn quá lâu, kẻ thù nhìn thấy họ và cho rằng đó là những linh hồn, chứ không phải kẻ chạy trốn. Vì vậy, đến ngày nay, người dân bộ tộc này vẫn giữ truyền thống hóa trang và trát bùn lên mặt, nhằm sinh tồn và làm đẹp.

Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Trên ảnh là bộ tộc Hamar, sống ở đông nam Ethiopia. Cha mẹ có quyền lực tối cao với con cái. Đàn ông thường ngoài 30 mới kết hôn, trong khi độ tuổi lấy chồng trung bình của phụ nữ là 17.

Hôn nhân ở đây yêu cầu nhà gái phải có hồi môn. Các cô dâu về nhà chồng thường mang theo hồi môn lớn như dê, gia súc và cả súng.

Người đàn ông đi khắp thế giới để chụp các bộ lạc sắp biến mất

Bộ lạc Gaucho sống ở Nam Mỹ (Argentina và Uruguay) là những người sống du mục trên đồng cỏ rộng lớn và màu mỡ. Họ được biết đến là những kỵ sĩ, cao bồi, lang thang trên những thảo nguyên hoang dã. Từ Gaucho mang ý nghĩa mô tả các linh hồn tự do. Có hai thứ không thể tách rời khỏi họ là ngựa và dao. Do đó, người Gaucho có câu nói nổi tiếng: “Một người đàn ông không có ngựa thì chỉ là một nửa đàn ông”.

Bộ ảnh của Jimmy được trưng bày trong một triển lãm ở Oslo, thủ đô Na Uy từ 27/11/2018 đến 26/1/2019.

Nguồn Vnexpress