- Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg. - Tập đoàn Apple cam kết tăng chi tiêu và thúc đẩy sự kết nối tại Việt Nam. - Mỗi lít xăng tăng 380-410 đồng, các mặt hàng dầu (trừ mazut) hạ 170-180 đồng tùy loại, từ 15h ngày 17/4. - Viện Cây ăn quả miền Nam: Ra mắt Phòng Thí nghiệm công nghệ sau thu hoạch. - Năm 2023, Tiền Giang vận động gần 19 tỷ đồng chăm lo cho người khuyết tật. - Đề xuất bổ sung 1.100 tỷ đồng vào quỹ khám chữa bệnh BHYT mỗi năm. - 21 tỉnh, thành thưởng tiền nếu sinh đủ 2 con trước 35 tuổi. - Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ đội Biên phòng Tiền Giang - Tòa án Nhân dân huyện Tân Phước tuyên 792 tháng tù cho 44 bị cáo gây rối trật tự công cộng. - 30 thí sinh vào chung kết Hội thi “Duyên dáng áo dài” chào mừng thành phố Gò Công. - Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đối thoại doanh nghiệp lần 1 năm 2024. - Xe chở 20 khách cháy ngùn ngụt trên cao tốc Trung Lương

Mỹ đầu tư, Taliban hưởng lợi

Chi phí xây dựng và đào tạo lực lượng an ninh Afghanistan vào khoảng 83 tỉ USD trong 20 năm nhưng lực lượng này sụp đổ nhanh chóng và hoàn toàn. Rốt cuộc, theo AP, chính Taliban mới là phe hưởng lợi từ khoản đầu tư này của Mỹ khi thu về nguồn vũ khí được Washington trang bị cho lực lượng an ninh Afghanistan, như súng đạn, trực thăng…

Một quan chức Quốc phòng Mỹ giấu tên hôm 16-8 xác nhận việc Taliban thu được một số lượng lớn thiết bị do Washington cung cấp, qua đó cho thấy quân đội và tình báo Mỹ đánh giá sai năng lực của lực lượng an ninh Afghanistan.

Giới phân tích quân sự sẽ phải mất nhiều năm để nghiên cứu về thất bại của Mỹ trong việc xây dựng một lực lượng cảnh sát và quân đội Afghanistan vững mạnh, cũng như lý do dẫn đến sự sụp đổ của các lực lượng này.

Trước mắt, câu chuyện ở Afghanistan không khác mấy những gì từng xảy ra ở Iraq. Các lực lượng địa phương dù được trang bị vũ khí vượt trội nhưng lại thiếu yếu tố quan trọng là động lực chiến đấu. “Tiền không thể mua được ý chí. Khả năng lãnh đạo là thứ không thể mua được” – ông John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, thừa nhận hôm 16-8.

Tương tự, tướng Mỹ về hưu Doug Lute chỉ ra rằng những gì người Afghanistan nhận được chỉ là nguồn lực hữu hình trong lúc thứ họ thiếu lại là nguồn lực vô hình đóng vai trò quan trọng hơn, như tinh thần, tính kỷ luật, năng lực lãnh đạo, sự gắn kết của các lực lượng…

Mỹ đầu tư, Taliban hưởng lợi - Ảnh 1.

Một tay súng Taliban đứng ngoài trụ sở Bộ Nội vụ ở thủ đô Kabul – Afghanistan hôm 16-8 Ảnh: REUTERS

Trái lại, các tay súng phong trào Taliban dù có số lượng ít hơn, vũ khí kém tinh vi hơn và không có sức mạnh không quân nhưng đã thể hiện sự vượt trội. Điều đáng nói là tình báo Mỹ lại đánh giá thấp sức mạnh của Taliban.

Ngay cả sau khi Tổng thống Joe Biden hồi tháng 4 tuyên bố rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan, các cơ quan tình báo Mỹ vẫn không lường trước được chiến dịch quân sự của Taliban lại thành công ngoạn mục đến thế.

Ông Stephen Biddle, chuyên gia tại Trường Đại học Columbia (Mỹ), nhận định tuyên bố rút quân của Tổng thống Joe Biden đã thúc đẩy lực lượng an ninh Afghanistan sụp đổ nhanh hơn. Theo ông Biddle, quân đội chính phủ Afghanistan đã bắt đầu thua trận từ trước tháng 4 và tâm lý từ bỏ chiến đấu lan nhanh khi họ hay tin các đối tác Mỹ trở về nước.

Trong khi đó, ông Chris Miller, từng làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, cho rằng việc Mỹ nhanh chóng giảm quân số gửi tín hiệu đến lực lượng quân đội Afghanistan rằng “họ đang bị bỏ rơi”.

Dù vậy, với nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Joe Biden, những gì xảy ra ở Afghanistan trong những ngày qua càng cho thấy quyết định rút quân là đúng đắn: Nếu lực lượng an ninh Afghanistan sụp đổ quá nhanh sau gần 2 thập kỷ Mỹ hiện diện quân sự ở đó thì việc ở lại thêm 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm cũng sẽ chẳng thay đổi được gì.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*