Một số cây thuốc mang tên Gà

Đông y từ lâu đã phát hiện và sử dụng nhiều cây cỏ để làm thuốc, trong đó có nhiều loại dược thảo mà tên gọi gắn với loại gia cầm phổ biến – con gà.

Cỏ gà

1. Cỏ gà, còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ Bermuda, cỏ giường; tên khoa học:Cynodon dactylon (L.) Pers, thuộc họ Lúa (Poaceae).

Cỏ gà sống dai nhờ thân rễ ngắn. Thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng, có 8-40 cọng, có khi cao tới 90 cm. Cỏ gà bò chằng chịt vào nhau thành thảm cỏ dày đặc. Lá phẳng hình dài hẹp, nhọn đầu, màu vàng lục, mềm, nhẵn hoặc có lông, mép hơi ráp, có thể thay đổi màu sắc từ xanh đậm sang xanh nhạt, trắng khi thời tiết biến đổi. Cụm hoa thường dài 3-6 cm gồm 3-7 bông con, dài khoảng 2-3 mm xếp hình ngón, đơn, mảnh. Các ngón hoa thường tạo thành một vòng nhưng cá biệt có thể thành 2 vòng với 10 cụm hoa. Quả thóc, hình thoi thường dẹt, không có rãnh.

Cỏ gà có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, giải độc, lọc máu, giải nhiệt, giải khát, tiêu đờm.

Đông y sử dụng cỏ gà trị các bệnh nhiễm trùng và sốt rét; các trường hợp rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, vàng da, sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật; thấp khớp, thống phong; phụ nữ kinh nguyệt không đều; trẻ em sốt cao, tiểu ít hay bí đái; viêm mô tế bào; rắn cắn.

còn gọi là củ dòm, phấn phòng kỷ; tên khoa học Stephania tetrandra S Moore, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Cây củ gà ấp

2. Củ gà ấp, cây thuộc loại thân thảo leo dài khoảng 2-4 m, lớp vỏ ở thân màu xanh, vỏ ở phía gốc màu đỏ nhạt, lá mọc so le, phiến lá có hình tam giác hơi tròn, phần cuống lá và cuốn của cụm hoa có nhựa màu tím hồng, hoa nhỏ có màu tím, quả hình trứng hơi dẹt, khi chín có màu đỏ. Rễ củ phình to, lớp vỏ da nhăn nheo, nằm ngang trên đất gần giống như củ bình vôi nhưng thuôn dài hơn, hình dáng giống như con gà mái đang ấp trứng, khi cắt ngang sẽ thấy phần thịt bên trong cứng và có màu vàng nâu.

Củ gà ấp có vị đắng, chát, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, tán ứ, giải độc, lợi tiểu, khu phong trừ thấp, tiêu thũng.

Đông y sử dụng củ gà ấp để hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp, nhức mỏi, đau thần kinh; giúp lợi tiểu, trị mụn nhọt, tiêu viêm; hỗ trợ trị viêm dạ dày, loét hành tá tràng; điều trị bệnh nhân huyết áp cao; các bệnh đường niệu sinh dục; trị rắn cắn, viêm tuyết nước bọt.

Cây seo gà

3. Seo gà, còn gọi là phượng vĩ thảo, theo gà, phượng vĩ; tên khoa học Pteris multiỷida Poir. (P. Serrulata L.f.), thuộc họ Dương xỉ (Poìypodiaceae).

Seo gà là một loại cây nhỏ, thân cỏ, cao trung bình 15-25 cm. Lá bắt thụ có cuống mang dìa, dài 6-12 cm, phiến lá dài 8- 25 cm chia thành nhiều phiến nhỏ dài, mép có răng cưa, phiến nhỏ ở đầu lá dài hơn cả, thoạt nhìn trông giống như những cành của cây. Lá hữu thụ có cuống dài 10-50 cm, phiến lá dài 10-40 cm, cũng chia thành nhiều phiến lá nhỏ. Giữa các phiến lá nổi rõ gân chính, từ gân này tỏa ra nhiều gân phụ hình lông chim, xếp song song với nhau. Hai bên mép phiến lá hữu thụ mang cơ quan sình sản gọi là ổ tử nang xếp thành một đường thẳng liên tục. Thân rễ nằm ngang dưới mặt đất, chừng 3-4 cm, hình cong queo, sần sùi, nhiều mấu, hơi cứng

Bộ phận dùng làm thuốc của cây là thân, rễ và lá. Rễ (vị hơi ngọt, đắng và tê, mùi thơm hắc) và lá được dùng làm thuốc chữa đi ỉa chảy, ỉa ra máu, lỵ dưới dạng thuốc sắc hay thuốc ngâm rượu.

Rễ, lá sao vàng, tán nhỏ đun với dầu vừng thành thuốc dầu bôi chữa một số bệnh ngoài da của trẻ em.

Dây ruột gà

4. Dây ruột gà, còn có tênrau đắng, rau sam trắng, rau sam đắng, ba kích; tên khoa học Bacopa munnieri (L.) Pennell, Herpestis monniera (L.) H. B. K (Gratiola monniera L. ,Septas repens Lour., Bramia indica Lamk), thuộc họ Hoa Mõm chó (Scrofulariaceae).

Ruột gà là một loại cỏ sống dai, thân nhẵn mọc bò, mang rễ, dài 10-40 cm, mang những cành mềm mọc đứng. Lá mọc đối không cuống, thuôn, tù, dài 8-12 mm, rộng 3-5 mm. Hoa mọc riêng lẻ màu trắng. Quả nang hình trứng, nhẵn, có đài còn lại, hạt nhỏ, có góc cạnh. Mùa hoa tháng 4-6.

Một số địa phương dùng cây ruột gà làm rau ăn sống hay nấu ăn. Một số người dùng cây này sắc uống chữa ho, làm thuốc lợi tiểu và bổ thận. Cây tươi hay khô giã nát trộn với dầu hoả dùng đắp lên những nơi đau nhức do tê thấp.

Mào gà

5. Cây mào gà, hay kê quan hoa, cây kê đầu, cây mồng gà; tên khoa học Celosia cristata L., thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae).

Mào gà đỏ là loại cỏ sống lâu năm, thân cứng, có cành nhẵn. Lá có cuống, phiến lá nguyên hình trứng, đầu lá nhọn. Hoa đỏ, vàng hoặc trắng, cuống rất ngắn, mọc thành bông gần như không cuống, hình vại với mép loe ra nhăn nheo. Quả hình trứng hay hình cầu chứa 8-10 hạt đen bóng.

Hoa Mào gà có vị ngọt, mát, tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, chữa lỵ ra máu, trĩ chảy máu, chữa rắn độc cắn. Hoa và hạt mào gà đỏ có thể dùng khô hay tươi để làm thuốc sắc hay tán bột chế thành viên chữa sa trực tràng (lòi rom), trĩ hậu môn, đại tiện ra máu. Hoa mào gà sấy khô, tán nhỏ, uống chữa dạ dày, ruột chảy máu… Nhai hạt, nuốt nước, bã đắp chỗ rắn cắn.

Còn có loại Mào gà trắng, hoa màu trắng hoặc phớt hồng, hạt được gọi là Thanh tương tử có tác dụng như hạt của hoa Mào gà đỏ, chữa đau mắt sưng đỏ do can hỏa.

Cỏ trói gà

6. Cỏ trói gà còn có tên là cỏ tĩ gà, cẩm địa là, bèo đất; tên khoa học Drosera burmannii Vahl. (Dorseraceae rotundifolia Lour., non L.), tuộc họ cây bắt ruồi (Droseraceae).

Cỏ cao 5-30 cm có 1-3 thân không mang lá, nhẵn và gầy, mang hoa ở ngọn. Lá nhiều, mọc thành vành ở gốc dài 12 mm, rộng 4 mm trên có phủ những lông hạch ở đỉnh, phía dưới có những lông mềm dính với nhau ở phía dưới, không có hạch ở đỉnh. Hoa trắng hoặc hồng, mọc một bên thành chùm hình bọ cạp dài 1-6 cm, mọc ở đầu thân. Quả nang 5 van có nhiều hạt.

Sử dụng được cả cây sau khi rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô. Công dụng: Làm thuốc chữa ho gà, thuốc trấn kinh, dưới dạng rượu thuốc, sirô, thuốc hãm hay thuốc cao.

Chinhphu.vn