Lục bình và rác thải đã xuất hiện trở lại ở các tuyến kênh, rạch huyện Gò Công Đông

(THTG) Ngày 01/3, ông Ưng Hồng Nghi – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông tỉnh Tiền Giang cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác triển khai thực hiện kế hoạch quản lý, duy trì thông thoáng các tuyến kênh, rạch trên địa bàn huyện Gò Công Đông.

vlcsnap-2019-03-01-14h33m31s026

Đoàn công tác Sở NN & PTNN kiểm tra các tuyến kênh, rạch trên địa bàn huyện Gò Công Đông.  Ảnh: Việt Bình

Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh Tiền Giang, huyện Gò Công Đông đã tổ chức trục vớt lục bình, rong cỏ 100% các tuyến kênh với diện tích gần 1.500.000 m². Ngoài ra, huyện đã tổ chức thuê mướn nhân công trục vớt lục bình ở 13 tuyến kênh do tỉnh quản lý, với diện tích hơn 740.000 m². Tuy nhiên, sau thời gian trục vớt, việc giao quản lý ở một vài xã hiện nay đang gặp khó khăn do chưa tìm được người nhận giao khoán, nhất là đối với các tuyến kênh cấp 1 có bề mặt rộng như kênh Trần Văn Dõng, kênh Xóm Giồng… Đặc biệt, do huyện Gò Công Đông ở vị trí cuối nguồn của Dự án ngọt hóa Gò Công, nên thường xuyên phải chịu một lượng lớn lục binh từ các huyện phía trên trôi dạt về đây, tạo điều kiện thuận lợi cho lục bình có phát triển mạnh, gậy khó khăn cho việc duy trì độ thông thoáng lòng kênh.

Sau buổi làm việc, đoàn công tác đã đến kiểm tra tại kênh Champeaux cho thấy, rau muống và cỏ dại đã xuất hiện nhiều, nhất là tại khu vực chân cầu Tân Thành đã có lục bình và nhiều loại rác thải sinh hoạt do của người dân, làm cho khúc kênh này không còn thông thoáng và rất ô nhiễm.

vlcsnap-2019-03-01-14h33m56s253

vlcsnap-2019-03-01-14h34m07s346

 Tình trạng lục bình, cỏ và rác thải… đã xuất hiện nhiều tại các chân cầu. Ảnh: Việt Bình

Đối với tuyến kênh Bảy Đến, tình trạng lục bình, cỏ và rác thải… tập trung nhiều tại các chân cầu. Kiểm tra tại kênh Trần Văn Dõng cho thấy đến thời điểm này tuyến vẫn duy trì được độ thông thoáng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Qua kiểm tra, đoàn công tác đề nghị huyện Gò Công Đông cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người để nâng cao ý thức và tinh thần tự giác trong việc bảo vệ môi trường và nhất là thường xuyên trục vớt khi lục bình xuất hiện. Bên cạnh đó, huyện cần thường xuyên kiểm tra công tác trục vớt lục bình, cỏ dại và rác thải nhằm đảm bảo đủ kinh phí đã giao khoán, đồng thời cần có biện pháp xử lý nếu vi phạm.

Mạnh Cường