Lễ Rija Praong người Chăm chào mừng sự kiện IPU-132

Lễ hội Rija Praong đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Chăm, tỉnh Ninh Thuận. Hệ thống các lễ Rija đa dạng với trên 200 nghi lễ, mỗi nghi lễ là một biểu trưng văn hóa in đậm bản sắc mỗi tộc họ Chăm. Trong đó hội Rija Praong là một sinh hoạt dân gian tiêu biểu, Lễ hội này đã có dịp giới thiệu với công chúng trong “Đêm hội đoàn kết nghị viện”, diễn ra từ ngày 27 – 29/3, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội).

“Đêm hội đoàn kết nghị viện” là một trong những sự kiện thuộc khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới và các hội nghị liên quan lần thứ 132 (IPU-132) được tổ chức tại Việt Nam.

 Rija Praong có lịch sử hình thành từ xa xưa lưu truyền qua nhiều thế hệ người Chăm. Hoạt động dân gian này luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng các dân tộc anh em và du khách.

Lễ hội Rija Praong hàm chứa những điệu thánh ca những vai diễn xướng dân gian
mộc mạc, dí dỏm, vui nhộn.

Diễn trình Lễ là các thể thức nghi lễ qui định nhiều tiểu tiết các hệ thống lễ vật, thần linh, chức sắc, thành phần dự lễ, hệ thống các bài cúng, bài hát lễ, các điệu múa… đa dạng,  phong phú.

Lễ hội sân khấu hóa với hệ thống nhạc cụ dân gian diễn các điệu trống truyền thống người Chăm như: Pajilaong, Jawoakapơ, Pokhala, Biyen, tion, vỗ Baranưng…

Biểu diễn khèn kèn Saranai truyền thống.

Lễ khấn nguyện Paradi Atuw với thành phần dự lễ “Bà bóng”, các chức sắc làm lễ chuyển tải những ước nguyên trong sáng tới các đấng bậc thần linh.

Sư cả đăng đàn làm lễ.

Nghi thức cúng thần biển (Atuw tathi) trong Lễ Rija Praong.

Các nam nữ thanh niên người Chăm trong vai diễn dân gian.

Điệu múa dân gian nện Cột Du.

Múa âm dương giao hòa,  hát Vài Chài…

… các điệu trống Pajilaong, nhạc Jalitai tất cả đã hòa quyện tạo nên
không một không gian văn hóa đậm bản sắc Chăm.

Nghi thức Palao Ahaok.

Các hoạt động giàu bản sắc Chăm của lễ Rija Praong đã phát huy tích cực các giá trị cộng đồng như tinh thần trách nhiệm, tương thân tương ái, tình đoàn kết xóm giềng, đoàn kết giữa các cộng đồng làng bản và tôn giáo khác nhau…

Nguồn ĐCSVN