- Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng, giá hơn 81 triệu đồng/lượng. - Viện kiểm sát công bố cáo trạng truy tố cha con Trần Quí Thanh chiếm đoạt hơn 1.048 tỷ đồng. - Tiền Giang hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024. - Hai người đến từ TP HCM cùng nhận giải Jackpot 1 trị giá 314 tỉ đồng của Vietlott. - Tính từ đầu năm 2024, Tiền Giang ghi nhận 433 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 98% so với cùng kỳ). - Khởi tố Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk. - TP. Đà Nẵng triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 50 tỉ đồng. - Xả hơn 7 triệu m³ nước hồ Dầu Tiếng về sông Vàm Cỏ Đông để đẩy mặn. - Gần 29.000 tàu cá ở nước ta đã gắn thiết bị giám sát hành trình - Sẽ chấm dứt hợp đồng nếu Thuận An chậm thi công kênh Tham Lương - Bến Cát...

Kim cương rơi xuống Sahara sinh ra từ 2 hành tinh đâm sầm vào nhau

Các nhà khoa học Đức đã tìm thấy những viên kim cương ngoài hành tinh lớn nhất từ trước đến nay, nằm trong một thên thạch rơi xuống sa mạc Sahara.

Kích thước của nó chỉ vài phần mười milimet, nhưng đã là vượt trội hẳn so với các viên kim cương ngoài hành tinh khác – phần lớn có kích cỡ chỉ vài nanomet (1 nanomet bằng 1 phần triệu milimet).

Loại kim cương đặc biệt này không được hình thành từ lớp phủ sâu như kim cương ở Trái Đất mà ra đời trong một vụ “đối đầu” giữa 2 hành tinh, theo nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Geothe (Đức), có sự phối hợp của nhiều nhà khoa học từ Ý, Mỹ, Nga, Ả Rập Saudi, Thụy Sĩ, Sudan.

Kim cương rơi xuống Sahara sinh ra từ 2 hành tinh đâm sầm vào nhau - Ảnh 1.

Bản đồ quang phổ của thiên thạch bí ẩn rơi xuống Sahara cho thấy màu đỏ của kim cương và màu xanh của than chì – Ảnh: CYRENA GOODRICH

Thiên thạch mang theo những viên kim cương này đã đáp xuống sa mạc Sahara, trên địa phận của Morocco và Sudan. Đó là loại thiên thạch hiếm được gọi là “ureilite”. Nếu như đa phần thiên thạch là mảnh vỡ của các tiểu hành tinh, thì ureilite là mảnh vỡ của một hành tinh thực thụ.

Phân tích cho thấy kim cương đã hình thành dưới một áp suất xung kích cực lớn, khi một tiểu hành tinh khổng lồ, hoặc thậm chí là cả một hành tinh khác đâm sầm vào cơ thể “mẹ” của tảng ureilite. Tác động này thường gây ra sự hủy diệt hoàn toàn của hành tinh nhỏ hơn.

Các bằng chứng thể hiện trong lớp londsdalite, vốn đã được tìm thấy trong các viên kim cương nano ngoài hành tinh khác. Đó là một dạng thức biến đổi của kim cương chỉ xảy ra dưới áp suất rất cao và đột ngột. Các khoáng chất khác trong toàn bộ thiên thạch cũng đem đến nhiều dấu hiệu về áp suất sốc mà chúng từng chịu đựng.

Các nhà khoa học tin rằng các tảng ureilite phải có nguồn gốc từ chính Hệ Mặt Trời của chúng ta. Điều này có nghĩa vào buổi sơ khai, Hệ Mặt Trời là một thế giới nguy hiểm hơn tưởng tượng với nhiều vụ va chạm đáng sợ. Trước đó, có nhiều bằng chứng cho thấy Trái Đất sơ khai từng trải qua kiểu va chạm đó: hành tinh Theia cỡ Sao Hỏa đã đâm sầm vào, giải phóng một khối lượng mảnh vỡ khổng lồ vào quỹ đạo Trái Đất, tụ lại thành mặt trăng.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*