- Giá các mặt hàng nông sản tăng \"nóng\". - Tiền Giang có 13 trại gia cầm đạt chuẩn VietGAP. - Phòng GD-ĐT TP. Mỹ Tho xuất sắc giành hạng Nhất toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Tiền Giang lần thứ XI năm học 2023-2024. - Khởi công công trình \'Nâng cấp và phát triển lưới điện khu vực Điện lực Gò Công Đông, Tân Phú Đông - Hôm nay (24-4), học sinh lớp 12 bắt đầu thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. - Ông Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù. - Bộ Y tế yêu cầu không giấu giếm sự cố y khoa. - Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc 2 nhiệm kỳ. - TPHCM: Đánh sập đường dây \'tín dụng đen\' cho vay gần 4.000 tỷ đồng, thu lợi hơn 600 tỷ đồng. - Ngày 25/4: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng. - Tình trạng thừa cân, béo phì ở TP HCM tiếp tục tăng...

Khai mạc Olympic Tokyo: Cuộc chơi đắt đỏ, tình người ấm áp

Thêm một cụm từ vào khẩu hiệu quen thuộc để mang ý nghĩa mới “Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn, Cùng nhau”, các nhà tổ chức Olympic Tokyo muốn gửi gắm tinh thần đoàn kết khi ứng phó với đại dịch Covid-19

Bị dời hoãn một năm, đúng 20 giờ ngày 23-7 (giờ địa phương), Olympic Tokyo 2020 đã chính thức khai mạc tại sân vận động quốc gia tại thủ đô của Nhật Bản, khởi đầu cho 17 ngày sôi động của thể thao thế giới trong sự kiện được chờ đợi diễn ra 4 năm một lần.

Không hoành tráng với màn trình diễn đầy sắc màu của đông đảo vũ công, không là nơi phô diễn những đạo cụ hay màn hình khổng lồ, cũng chẳng có thứ ánh sáng ảo diệu lấp lánh xen lẫn hình ảnh được tạo dựng từ công nghệ 4D hiện đại, lễ khai mạc Olympic Tokyo được mô tả là “màn trình diễn nho nhỏ, một buổi biểu diễn nghiêm túc mang vẻ đẹp truyền thống của Nhật Bản và đặc biệt phù hợp với bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp”.

Khai mạc Olympic Tokyo: Cuộc chơi đắt đỏ, tình người ấm áp - Ảnh 1.

Olympic Tokyo 2020 – Cùng nhau nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn Ảnh: REUTERS

Sự nghiêm túc, chân thành của quốc gia chủ nhà là điều có thể cảm nhận được bởi chỉ riêng việc để Olympic được diễn ra đến thời điểm này thực sự là cố gắng rất lớn của TP Tokyo cũng như của cả chính phủ Nhật Bản. Chỉ riêng việc kỳ đại hội thể thao này bị dời hoãn 1 năm đã “đội” chi phí lên cỡ 2,8 tỉ USD. Khi chính thức được công bố là chủ nhà của Thế vận hội 2020 hồi năm 2013, ngân sách ban đầu dành cho công tác tổ chức được Nhật Bản ước tính vào khoảng 7,3 tỉ USD. Thế nhưng ở thời điểm hiện nay, chính phủ nước này cho hay phải duyệt chi khoảng 22 tỉ USD trong khi nhiều nguồn tin chính thống khẳng định, ngân sách Nhật Bản ​​sẽ phải thanh toán cỡ 28 tỉ USD trước khi đại hội kết thúc.

Phần vượt hơn 200% so với ngân sách ban đầu thoạt nhìn có vẻ khá lớn nhưng Nhật Bản không phải quốc gia đầu tiên phải gánh chịu tình trạng này. Thế vận hội mùa Đông 2014 ở Sochi (Nga) vượt ngân sách 289%, trong khi Thế vận hội 2016 ở Rio (Brazil) vượt ngân sách đến 352%… Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội bị đình trệ, từng vùng hoặc cả quốc gia bị phong tỏa đã tạo ra các hạn chế đặc thù. Điều này chắc chắn sẽ biến Olympic Tokyo 2020 thành kỳ đại hội tốn kém nhất trong lịch sử.

Olympic Tokyo 2020 diễn ra từ ngày 23-7 đến 8-8, với khoảng 15.000 VĐV đến từ 206 quốc gia và vùng lãnh thổ tranh tài ở 33 môn thể thao với 339 nội dung, 339 bộ huy chương.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*