Hội thảo sản xuất lúa thích ứng biến đổi khí hậu

(THTG) Ngày 19-02, tại UBND xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất lúa thích ứng biến đổi khí hậu”.

vlcsnap-2020-02-19-15h09m27s303

vlcsnap-2020-02-19-15h09m53s602

 Ông Nguyễn Văn Mẫn – Giám đốc sở NN&PTNT phát biểu tại hội thảo. Ảnh; Trần Liêm

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Mẫn – Giám đốc sở NN&PTNT nhấn mạnh đến giải pháp sản xuất lúa vùng phía Đông của tỉnh, trong điều kiện biến đổi khí hậu và hạn mặn đang diễn ra gay gắt. Trước thực trạng này, các giải pháp trước mắt là điều tiết nước tưới; Quản lý nước theo hướng tiết kiệm nước; Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới cho lúa; Bón bổ sung một số loại phân bón, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn. Về lâu dài, để giải quyết bài toán làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu, hội thảo hôm nay được tổ chức nhằm hướng đến mục tiêu này

vlcsnap-2020-02-19-15h11m55s029

vlcsnap-2020-02-19-15h13m49s068

Bà con nông dân cùng các ngành chức năng thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Trần Liêm

Trên tinh thần đó, tại hội thảo, bà con nông dân cùng các ngành chức năng đã thảo luận sôi nổi từ chủ trương đề án cắt vụ, đến thực tế sản xuất. Việc không tuân thủ lịch thời vụ đã gây ảnh hưởng ngay trong vụ lúa đông xuân 2019-2020. Theo đó, các giải pháp được thống nhất đưa ra là cần bố trí thời vụ gieo sạ hợp lý, né hạn mặn; Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, nạo vét kênh mương phục vụ tưới tiêu, trục vớt lục bình tăng khả năng dòng chảy và tích trữ nước. Bên cạnh đó, các giải pháp như: Sử dụng giống lúa chống chịu với hạn mặn, các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, chín sớm; Thực hiện Đề án cắt vụ, chỉ sản xuất 2 vụ lúa/năm; Chuyển đổi cây trồng từ cây lúa sang cây trồng khác thích ứng đối với những vùng sản xuất lúa khó khăn… cũng đã được các đại biểu nêu lên tại hội thảo.

Theo thống kê từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang, tổng diện tích xuống giống vụ Đông xuân 2019 – 2020 các huyện vùng Dự án Ngọt hóa Gò Công là 24.477 hecta. Hiện tại, trà lúa tập trung chủ yếu ở giai đoạn đòng – trổ, cây lúa vẫn đang sinh trưởng, phát triển bình thường. Riêng diện tích lúa đang chịu ành hưởng hạn mặn là 2.369 hecta, đang được các ngành và địa phương khẩn trương thực hiện các giải pháp, nhằm giảm thấp nhất thiệt hại.

Thanh Thảo