Hội thảo nguồn góc Cổ Miếu Tứ Kiệt

(THTG) Ngày 15/6, UBND phường 1, Thị xã Cai Lậy tổ chức Hội thảo nguồn gốc Cổ Miếu Tứ Kiệt. Theo ghi chép của người dân Cai Lậy xưa, do cảm phục cuộc đời và tấm gương chiến đấu anh dũng của 4 vị anh hùng dân tộc gồm: Ông Nguyễn Thanh Long, sinh năm 1820, quê quán xóm Cầu Ván, ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn huyện Cai Lậy; ông Trần Công Thận, người thôn Mỹ Trang, nay thuộc ấp Mỹ Phú, xã Long Khánh, Thị xã Cai Lậy; ông Trương Văn Rộng, người thôn Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và ông Ngô Tấn Đước, người thôn Tân Hội, nay là xã Tân Hội, Thị xã Cai Lậy, nên người dân đã lập miếu thờ, sau khi Bốn Ông bị gặc Pháp trảm thủ.

Tu kiet1

Cổ Miếu Tứ Kiệt nhìn từ ngoài

Tu kiet Tu kiet2

Khu mộ Tứ Kiệt tại Thị xã Cai Lậy

Ngược dòng lịch sử, khi thực dân Pháp xâm chiếm tỉnh Định Tường năm 1861, Bốn Ông đã tham gia lực lượng nghĩa quân. Khi lực lượng Thiên Hộ Dương tan rã, Bốn Ông tiếp tục đứng ra lãnh đạo nghĩa quân, chọn vùng Cái Bè, Cai Lậy làm địa bàn hoạt động, Bốn Ông cùng với trên 150 nghĩa quân bị bị giặc bắt vào ngày 1/1/1871, sau 45 ngày bị giặc Pháp mua chuộc, dụ dỗ và tra trấn dã man, nhưng quyết tâm không chịu đầu hàng, vào ngày 25 tháng chạp năm Canh Ngọ giặc Pháp đã đem Bốn Ông ra xử trảm.

Tại nơi giặc Pháp vùi thủ cấp của Bốn Ông ở mé ruộng, nhân dân Cai Lậy đắp lên 1 ngôi mộ đất, xung quanh làm hàng rào bằng gỗ sơn vôi trắng, đồng thời người dân đóng góp kinh phí để lập Miếu thờ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử Miếu thờ Bốn Ông đặt tại nhiều địa điểm với nhiều tên gọi khác nhau. Hiện nay, với tên gọi chung là Lăng mộ Tứ Kiệt và Cổ Miếu Tứ Kiệt thuộc phường 1, Thị xã Cai Lậy.

Tu kiet3 Tu kiet4 Tu kiet5

Các đại biểu bàn giải pháp đề trùng tu Cổ Miếu và lập hồ sơ đề xuất công nhận Cổ Miếu Tứ Kiệt là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Qua thời gian, hiện nay Cổ Miếu Tứ Kiệt đã xuống cấp. Tại buổi Hội thảo, các đại biểu và các nhà sử học nêu lên nguồn góc lịch sử của Lăng Tứ Kiệt và Cổ Miếu Tứ Kiệt, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để trùng tu, nâng cấp Cổ Miếu Tứ Kiệt, nhằm bảo tồn di sản văn hóa địa phương. Qua hội thảo, các đại biểu sẽ hoàn thành hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền xét công nhận Cổ Miếu Tứ Kiệt đạt di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Bài và ảnh: Nguyễn Bảy