Hội thảo khoa học “Võ Tánh trong bối cảnh lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII”

(THTG) Ngày 15/12/2014,  Ban Tuyên giáo  tỉnh  ủy  tỉnh Tiền Giang  tổ chức  hội  thảo  khoa  học “Võ Tánh trong  bối  cảnh lịch sử Việt  Nam nửa cuối thế kỷ XVIII” .

1

Đến  dự  có ông Trần Thế Ngọc- Ủy  viên Ban  chấp  hành  Trung  ương  Đảng, Bí thư  tỉnh  ủy  tỉnh  Tiền  Giang; ông Trương Minh  Nhựt-  Vụ trưởng  Ban  Tuyên giáo Trung ương và các giáo  sư , tiến sỹ, các nhà nghiên cứu  về lịch  sử  trong và ngoài  tỉnh  Tiền Giang

 Võ  Tánh  là một  danh  tướng dưới thời Nguyễn  Phúc Ánh, bước vào giai đoạn nổ ra cuộc chiến giữa vua Quang  Trung – Nguyễn  Huệ  với  Nguyễn Phúc Ánh.

2

Quê  gốc của  Võ Tánh ở  huyện Phước An, nay  thuộc tỉnh  Bà Rịa –  Vũng Tàu,   nhưng  Võ Tánh  có  quảng  thời  gian   sống  ở vùng  đất  Gò Công. Tại  đây  trước hoàn  cảnh  đất  nước loạn lạc do  nội  chiến,  giặc giã cướp  bóc  diễn ra thường  xuyên.  Võ Tánh  đã tập  hợp  thanh  niên trong  vùng  Gò Công rèn luyện võ nghệ, thành  lập  các đội  quân  bảo vệ  xóm làng, giúp  nhân dân  trong  vùng  Gò  Công yên ổn làm ăn, khai  phá  vùng  đất  mới.  Sau đó  Võ Tánh  đầu  quân  theo  Nguyễn Phúc Ánh, chống  lại  Quang  Trung  – Nguyễn Huệ. Năm 1801, sau nhiều  ngày  bị quân  của Trần Quang  Diệu, một  danh  tướng  của vua  Quang  Trung – Nguyễn Huệ   vây  khốn tại thành  Bình  Định. Võ Tánh thỏa thuận giao  thành Bình  Định  cho Trần Quang  Diệu, với  điều  kiện quân sỹ của ông  không  bị giết hại.  Sau đó  Võ Tánh  tự thiêu tuẫn tiết trong  thành Bình  Định.

  Tại  buổi  Hội  thảo,  các  đại  biểu  cho  rằng Võ Tánh là một  nhân vật  lịch  sử, mang  tính  anh  hùng  hào  kiệt  theo  quan niệm truyền thống  phương  đông. Mặt  khác,  do có công  trong  việc khai  hoang  lập  ấp, phát  triển kinh tế, ổn định  cuộc sống  của nhân dân vùng  Gò Công, vì vậy  khi  Võ  Tánh   tuẫn tiết, nhân dân vùng  Gò Công  lập nhiều miếu  thờ.  Buổi  Hội  thảo  này nhằm làm rõ hơn  về giai đoạn lịch  sử Võ  Tánh sinh sống  trên vùng  đất  Gò  Công, xem xét đánh  giá  những  đóng góp của ông  trong công cuộc  xây  dựng phát triển kinh tế  xã hội  tại vùng  Gò  Công. Kết quả  của Hội  thảo là cơ  sở khoa  học để tỉnh Tiền Giang có   định  hướng  trong việc trùng tu, tôn tạo  những di  tích liên quan đến Võ Tánh và có  cơ  sở để quản lý  tốt  hơn nét  sinh hoạt  thờ cúng Võ Tánh của nhân  dân  vùng  Gò  Công

Công Luận