“Hoàng Sa, Trường Sa – Chủ quyền của Việt Nam”

 Ngày 15/7, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội), Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Hải quân, Bảo tàng Biên phòng… phối hợp tổ chức Triển lãm trưng bày tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa – Chủ quyền của Việt Nam”.

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật là những tài liệu quý của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông.

Triển lãm được Ban Tổ chức chia làm 3 phần chính: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử”; “Bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa”; “Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế”. Đặc biệt, Triển lãm có nhiều hiện vật, tư liệu mới được giới thiệu với công chúng trong và ngoài nước. Các tài liệu trưng bày đã khẳng định rõ nét chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hơn 300 tài liệu trưng bày được giới thiệu một cách khoa học, giúp người xem dễ dàng tìm hiểu thông tin về lịch sử và chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Gian trưng bày “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” giới thiệu nhiều tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó, có nhiều tài liệu do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX.

Bản đồ Cabo Comorim, Japao Moluco E Note in Atlas nằm trong bộ bản đồ thế giới 18 bức do Fernao Vaz Dourdo người Bồ Đào Nha vẽ năm 1571, hình vẽ quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ thể hiện điểm đầu phía Bắc ghi là I. De Parcel (Hoàng Sa), điểm cuối ở phía Nam ghi là Pulo Sissi (Cù lao Thu).

Một số châu bản triều Nguyễn (các văn bản hành chính của triều Nguyễn thế kỷ 17-18). Đây chính là cơ sở pháp lý mạnh mẽ khẳng định việc nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi các hoạt động chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đại Nam nhất thống toàn đồ do vua Minh Mạng cho vẽ vào năm 1883
có thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Trường Sa bằng chữ Hán.

Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ xuất bản năm 1904
ghi rõ cực nam Trung Quốc
 là đảo Hải Nam.

Bản đồ các nguồn nguyên liệu và năng lượng thể hiện phần lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, do Bureau of Mines, Department of Interior xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1975.

Bản đồ tỉnh Quảng Đông với phần lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam,
in trong Atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ, do Trung Hoa Dân quốc xuất bản năm 1919.

Triển lãm giới thiệu một số tư liệu mới như: Giấy khai sinh bà Mai Kim Quy sinh ở Hoàng Sa do cơ quan hành chính Pháp tại Hoàng Sa cấp năm 1940; Tư liệu về ông gia đình Trần Quân Bảo có bố là ông Trần Văn Phước, từng là Trạm trưởng khí tượng trên đảo Hoàng Sa (năm 1939-1940).

Bản Nghị định số 3282 ra ngày 5/5/1939 của toàn quyền Đông Dương chia
quận hành chính Hoàng Sa thành hai quận hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Các mảnh vỡ của tàu Cảnh sát biển 2012 và 2016 bị tàu Trung Quốc đâm khi thực thi nhiệm vụ phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép nằm sâu trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Mẫu quặng trong số 100 tấn do đơn vị 127 Hải quân khai thác đợt đầu tiên tại quần đảo
Trường Sa gửi tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Các hình ảnh, tư liệu về hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội, bảo vệ chủ quyền
trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian gần đây.

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Chủ quyền của Việt Nam” là thông điệp chủ quyền, là ước muốn hòa bình gửi tới những người yêu chuộng hòa bình và bạn bè quốc tế.
Trong ảnh là 
Tác phẩm tranh cổ động của tác giả Nguyễn Giang Anh (Việt Nam).

Nguồn ĐCSVN