*** Tỉnh Tiền Giang thông báo đủ điều kiện xét, đề nghị công nhận tỉnh đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. * Xảy ra cháy lớn tại Cảng cá Vàm Láng làm 5 tàu cá bị thiệt hại nặng. * Đoàn thanh niên huyện Cái Bè tổ chức nhiều hoạt động xung kích trong tháng Thanh niên. * Xã Hòa Tịnh huyện Chợ Gạo khánh thành và đưa vào sử dụng cầu dân sinh. * Huyện Đoàn Gò Công Đông khởi động chương trình tháng 3 biên giới. * Hiện các cửa khẩu sang Trung Quốc ngừng nhập sầu riêng, giá bán sầu riêng tại vườn ở Cái Bè, Cai Lậy giảm mạnh, từ 50 – 60 ngàn đồng/kg. * Xã Ngũ Hiệp huyện Cai Lậy nổ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Thủ tướng chính phủ chỉ đạo tăng cường mua lúa gạo tạm trữ, tiến hành thanh kiểm tra để chống ép giá trục lợi. * Sức mua yếu nhưng giá heo hơi vẫn tăng nóng. * Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra kiểm soát xử phạt vi phạm an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc phía Nam. * Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng cao. * Nhiều người sập bẫy vì tin vào phép màu trị bệnh gan trên mạng. * Đề xuất lập quỹ nhà ở quốc gia để lo chỗ ở cho người thu nhập thấp và trung bình. * 39% doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh còn gặp khó khăn về vốn kinh doanh. * Chủ tịch Quốc hội: Nghiên cứu sửa đỗi 1 số điều của Hiến pháp liên quan đến công tác tổ chức bộ máy. * Bộ Nội vụ đề nghị tỉnh, thành tạm dừng trình đề án sáp nhập huyện xã theo tiêu chí cũ. * Cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang hầu tòa vì giúp sức cho doanh nghiệp khai thác cát lậu. * Công an phong tỏa khám nghiệm hiện trường vụ nổ tại quán phở ở Thủ Đức nghi do rò rỉ khí gas. * Công an thành phố Hồ Chí Minh vào cuộc vụ tài xế xe buýt bị người mặc đồ xe ôm công nghệ đánh túi bụi. * Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đối thoại với Thanh niên. * Nhiều loại bánh được biến tấu tại Lễ hội bánh mì thành phố Hồ Chí Minh. * Hai doanh nghiệp ở Đồng Tháp thu về ngàn tỷ từ xuất khẩu bánh phòng tôm, bánh tráng. * 14 triệu dân số Việt Nam cần hỗ trợ về sức khỏe tinh thần. * Điều chỉnh giao thông quận 1 thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị phụ vụ Lễ kỷ niệm 30-4. * Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam báo lãi đột biến. * Nghệ An: 6 ngày vẫn chưa tìm thấy 3 ngư dân mất tích trong vụ chìm tàu cá. * Gia Lai: Tông vào biển báo giao thông, xe ô tô con bẹp dúm, 2 người văng ra khỏi xe. * Tổng thống Brazil sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. * Giáo Hoàng Francis xuất viện, vẩy tay mỉm cười sau 5 tuần điều trị. * Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác luận tội Thủ tướng Han Duck Soo. * Quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ lung lay. * Thủ hiến Greenland nổi giận khi Đệ nhị phu nhân, Cố vấn an ninh Mỹ đến thăm. * Mỹ đặt ra mục tiêu: Nga và Ukraine ngừng bắn trước lễ phục sinh. * Canada tổ chức bầu cử sớm. * Ukraine thông báo đàm phán thành công với Mỹ ở Saudi Arabia. * Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường gặp Thượng nghị sĩ Mỹ Steve Daines. * Thổ Nhĩ Kỳ giam thị trưởng Istanbul trước khi xét xử, khiến phe đối lập phẩn nộ. * Cháy rừng nghiêm trọng ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

EVN lỗ hơn 20,7 ngàn tỉ đồng năm 2022, kiểm toán nêu lý do

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho thấy tổng số lỗ năm 2022 của công ty mẹ EVN là hơn 20,7 ngàn tỉ đồng. Trong khi đó, năm 2021, EVN lãi hơn 14,7 ngàn tỉ đồng

  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, đã được Deloitte kiểm toán.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho thấy tổng số lỗ năm 2022 của công ty mẹ EVN là hơn 20,7 ngàn tỉ đồng. Trong khi đó, năm 2021, EVN lãi hơn 14,7 ngàn tỉ đồng.

EVN lỗ hơn 20,7 ngàn tỉ đồng năm 2022, kiểm toán nêu lý do - Ảnh 1.

EVN lỗ hơn 20,7 ngàn tỉ đồng năm 2022.

Cũng theo báo cáo, năm 2022, doanh thu hợp nhất của “ông lớn” ngành điện là hơn 463 ngàn tỉ đồng, trong đó doanh thu từ bán điện trên 456 ngàn tỉ đồng (chiếm hơn 98%). Con số này cao hơn năm 2021 khoảng hơn 37 ngàn tỉ đồng. Doanh thu bán sản phẩm khác là 4.100 tỉ đồng; doanh thu dịch vụ là 1.759 tỉ đồng; nhượng bán vật tư hàng hóa là 695 tỉ đồng.

Tuy nhiên, do giá vốn bán hàng của EVN tăng hơn 452.420 tỉ đồng năm 2022, khiến lợi nhuận gộp từ bán hàng, dịch vụ giảm 73% còn 10.579 tỉ đồng. Trừ đi các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, EVN ghi nhận lỗ 19.515 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh và lỗ sau thuế là hơn 20,7 ngàn tỉ đồng. Công ty mẹ EVN lỗ sau thuế hơn 22,2 ngàn tỉ đồng.

Trước đó, vào tháng 3-2023, Bộ Công Thương công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022. Theo đó, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.

Như vậy, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN cao hơn giá bán lẻ điện bình quân theo Quyết định 648 ngày 20-3-2019 của Bộ Công Thương gần 168 đồng/kWh. Theo Quyết định 648, giá bán lẻ điện bình quân từ áp dụng từ năm 2019 đến nay là 1.864,44 đồng/kWh.

Khoản lỗ của EVN trong năm 2022 cũng được các đại biểu Quốc hội quan tâm và đề nghị làm rõ tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, EVN cũng đã có báo cáo làm rõ vấn đề này. Theo EVN, năm 2022, giá bán lẻ điện bình quân bán cho khách hàng sử dụng điện theo biểu giá điện do Chính phủ quy định thực hiện trong năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh, trong khi đó giá thành mua điện từ các nhà máy điện (bao gồm cả chi phí truyền tải, phân phối – bán lẻ, phụ trợ) là 2.032,26 đồng/kWh. Vì vậy, với mỗi kWh bán cho khách hàng sử dụng điện năm 2022 thì EVN lỗ 149,53 đồng/kWh.

Theo EVN, giá thành mua điện từ các nhà máy điện bán tới khách hàng bao gồm giá thành khâu phát điện, giá thành khâu truyền tải, khâu phân phối – bán lẻ, khâu phụ trợ. Trong đó, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng chủ yếu.

Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng 83,6%; các khâu truyền tải, phân phối-bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm tỉ trọng 16,4%. Do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 tăng đột biến làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh, từ 1.506,4 đồng/kWh năm 2021 lên 1.698,45 đồng/kWh năm 2022.

Cũng theo “ông lớn” ngành điện, năm 2022, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN sản xuất với sản lượng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng điện năng của hệ thống với giá điện bình quân là 859,9 đồng/kWh.

Với vai trò là người mua duy nhất, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế – xã hội, EVN cho biết đã phải mua 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo các hợp đồng mua bán điện. Giá điện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, với với bình quân 1.757,5 đồng/kWh (chưa bao gồm chi phí truyền tải, phân phối – bán lẻ, phụ trợ) để cung cấp cho khách hàng.

Ngoài nhiệm vụ của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, tập đoàn còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Chính phủ giao trong đầu tư lưới truyền tải và mạng lưới bán điện đến cả vùng núi, hải đảo và bán thấp hơn giá thành, góp phần xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng tại các địa bàn trọng điểm.

“Với cơ chế điều tiết giá bán lẻ điện như hiện tại của Chính phủ, EVN đang là doanh nghiệp đứng ra chịu toàn bộ khoản lỗ sản xuất kinh doanh năm 2022 thay cho các khách hàng sử dụng điện”- báo cáo của EVN gửi đại biểu Quốc hội nêu rõ.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*