- Nông dân Tân Phước phấn khởi do giá khóm ở mức cao, từ 7.000đ- 9.000/ký. - Giá USD liên tục tăng kịch trần, NHNN sẵn sàng can thiệp. - Vụ ‘tịnh thất Bồng Lai’: Ông Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội loạn luân. - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung bị Bộ Chính trị kỷ luật khiển trách. - Đề xuất nâng thời gian kê đơn thuốc cho bệnh mạn tính 60 ngày/lần. - Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển đổi 43 ha rừng làm đường ven biển - Tổ chức Y tế Thế giới WHO sơ tuyển vaccine tả Euvichol-S vào ngày 19/4, nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm vaccine. - Đề nghị khai trừ Đảng cựu bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ. - Ngân hàng Nhà nước dự kiến tổ chức phiên đấu thầu vàng vào ngày 22-4. - TP Cần Thơ: Sụt lún kho lương thực, ước thiệt hại 10 tỷ đồng. - Bí thư Quận 8 làm Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM...

Đột phá: Phát hiện thứ có thể khiến ung thư ngừng di căn

Các nhà khoa học Cambridge đã tìm ra “chốt chặn” quan trọng có triển vọng tạo nên bước nhảy vọt trong cuộc chiến chống ung thư.

 Nghiên cứu được tài trợ bởi Tổ chức Nghiên cứu ung thư Anh Quốc và thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Ung thư Anh Quốc – Cambridge thuộc Đại học Cambridge đã chỉ ra vai trò tối quan trọng của một protein mang tên NALCN trong bệnh ung thư.

Tìm hiểu trên cơ thể những con chuột bạch, họ xác định NALCN chính là “chốt chặn” quan trọng của cơ chế di căn, không chỉ ở bệnh ung thư.

Đột phá: Phát hiện thứ có thể khiến ung thư ngừng di căn - Ảnh 1.

Tế bào ung thư – Ảnh minh hoạt từ SCITECH DAILY

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature Genetics, nghiên cứu chỉ ra một điều hết sức bất ngờ: Di căn không phải “đặc quyền” của ung thư!

Các tế bào khỏe mạnh trong những cơ thể không bệnh tật vẫn khai thác cơ chế này để di chuyển đến các cơ quan khác của cơ thể, trao đổi và sinh sôi. Ví dụ tế bào tuyến tụy khỏe mạnh sẽ di chuyển đến thận và tạo nên tế bào thận khỏe mạnh.

Quá trình này phụ thuộc vào NALCN, đóng vai trò như cánh cổng vào.

Khi một người bị ung thư, các tế bào bệnh đã lợi dụng cơ chế hết sức bình thường này để đưa giống nòi của chúng đi khắp cơ thể, tạo nên tình trạng di căn ung thư – chính là điều cốt yếu khiến ung thư trở nên nguy hiểm, chết chóc hơn và khó lòng trị khỏi.

Theo SciTech Daily, quá trình này đã được quan sát từ các con chuột bị làm cho mắc bệnh ung thư, từ đó làm nổi bật vai trò của protein NALCN.

Xác định được NALCN mới chỉ là khởi đầu, mới chỉ là định vị được nơi để tấn công chứ chưa tìm ra phương pháp tấn công thực sự. Nhưng đó là một khởi hầu tối quan trọng, mở đường cho các phương pháp điều trị, ngăn ung thư di căn hiệu quả hơn trong tương lai.

Giáo sư Richard Gillbertson, Giám đốc Viện Nghiên cứu Ung thư Anh Quốc – Cambridge nhấn mạnh: “Những phát hiện này là một trong những phát hiện quan trọng nhất được đưa ra từ phòng thí nghiệm chúng tôi trong 3 thập kỷ. Chúng tôi không chỉ xác định được một trong những động cơ khó nắm bắt của di căn mà còn đưa ra hiểu biết mới, thường thấy về điều này”.

Giáo sư Gillbertson khẳng định nếu điều này được đào sâu hơn, nó có thể mang ý nghĩa sâu rộng đối với cách chúng ta ngăn chặn ung thư lây lan tới các cơ quan, cũng như vận dụng cơ chế này để sửa chữa các cơ quan bị tổn thương.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*