- Từ 27/5, Nam Bộ và TP HCM bắt đầu đợt mưa lớn, kéo dài sang tuần sau. - Bộ Y tế khẩn trương hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm. - 5 tháng đầu năm 2023, Tiền Giang xử lý 65 vụ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trái phép. - Đài PTTH Tiền Giang đạt giải nhất chương trình Hội thi “Tiếng hát karaoke cán bộ, công chức, viên chức, lao động” năm 2023. - UBND tỉnh Tiền Giang làm việc với Tập đoàn điện lực Việt Nam. - Ông Nguyễn Văn Hiếu (47 tuổi), Phó Bí thư Thành uỷ TP. HCM được Bộ Chính trị điều động và chỉ định giữ chức vụ Bí thư Thành uỷ TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2020 - 2025. - Điều tra vụ vỡ hụi hàng trăm người với số tiền hơn 40 tỷ đồng ở Đồng Nai. - Việt Nam và Mỹ chiếm hơn 50% thị trường xuất khẩu của Campuchia. - Nông dân trồng chanh dây ở Gia Lai lo lắng vì chanh dây đột ngột rớt giá từ trên 10.000 đồng/kg chanh xô, xuống chỉ có 4.000 đồng/kg. - Đề xuất 5 vị trí trong Công an nhân dân có cấp hàm cao nhất là Thiếu tướng...

Đã có thuốc cứu 3 bệnh nhân ngộ độc botulinum

 6 lọ thuốc hiếm Tổ chức Y tế thế giới viện trợ khẩn cấp đã về đến TP HCM để cứu các bệnh nhân ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy

  Tối 24-5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết 6 lọ thuốc BAT (Botulism Antitoxin Heptavalent) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viện trợ khẩn cấp đã về đến TP HCM để cứu 3 bệnh nhân ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Số thuốc này được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến TP HCM tối 24-5.

Đã có thuốc cứu 3 bệnh nhân ngộ độc botulinum - Ảnh 1.

Thuốc giải độc botulinum là loại thuốc hiếm có giá khoảng 8.000 USD/lọ

Trước đó, chiều 23-5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi làm việc trực tiếp với văn phòng WHO tại Hà Nội và đề nghị WHO hết sức hỗ trợ thuốc điều trị ngộ độc botulinum cho Việt Nam.

Ngay sau đó, WHO đã quyết định viện trợ khẩn cấp thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent cho các bệnh nhân bị ngộ độc botulinum đang được điều trị tại các bệnh viện ở TP HCM.

Theo Bộ Y tế, ngộ độc botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum. Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng. Do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh thuốc BAT trên thế giới cũng rất hiếm. Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó giá của thuốc này cũng rất cao.

Trước đó, năm 2020 để phục vụ các ca nhiễm độc tố botulinum do sử dụng patê chay có chứa độc tố, WHO đã hỗ trợ 10 lọ thuốc BAT (A,B,C,D,E,F,G) – (Equine). Lô thuốc này đã góp phần kịp thời cứu chữa nhiều bệnh nhân ngộ độc botulinum

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*