Cổng làng – Nét độc đáo của kiến trúc Việt

Cổng làng - hình ảnh thân thương gắn liền với ý nghĩa thiêng liêng từ lâu đã in sâu trong tâm thức nhiều người dân Việt Nam. Tác phẩm kiến trúc cổ này còn là minh chứng cho dấu ấn lịch sử, văn hoá, biểu hiện cho quyền uy, niềm tự hào của làng xã. Những chiếc cổng làng cổ kính trải qua thăng trầm lịch sử vẫn đang lưu giữ những giá trị văn hoá đặc sắc trong kho tàng văn hoá dân tộc.

    Cổng làng Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội vẫn lưu giữ dấu tích của một ngôi làng cổ  gắn với hình ảnh với cây đa - biểu tượng chung của làng quê miền Bắc Việt Nam

Theo quy ước xưa, làng được thiết kế có hai cổng. “Cổng tiền” để đón niềm vui về làng, “cổng hậu” để đưa những điều không tốt đẹp ra ngoài làng. Ảnh - cổng tiền làng Xuân Đỗ Thượng, phường Cự Khối, Long Biên, Hà Nội

“Cổng tiền” làng Yên Lạc, thôn Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Tây được xây dựng năm 1942. Hiện cổng còn lưu câu đối cổ do quan Thượng thư Bùi Bằng Đoàn tặng làng.

“Cổng hậu” làng Yên Lạc

Cổng làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội xây năm 1932 với hoành phi và câu đối vinh danh, ca tụng lịch sử làng 

Cổng làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang) được xây dựng từ thời nhà Mạc,
với kiến trúc một lối đi, có trụ biểu cao hai bên

Cổng làng Phúc Lý, huyện Từ Liêm, Hà Nội xây dựng theo kiến trúc cổng tam quan

Cổng Vạn Long (Vạn Long Môn) tại đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội với kiến trúc một cổng nhỏ, còn lưu đôi câu đối cổ