Cổ Miếu Tứ Kiệt được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

(THTG) Ngày 08/02, tại khu phố 1, phường 1, Ban tổ chức các ngày lễ lớn thị xã Cai Lậy tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Cổ Miếu Tứ Kiệt.

Still0208_00001Still0208_00003

Lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang và TX. Cai Lậy đặt tràng hoa tại tượng đài Tứ Kiệt. Ảnh: Nguyễn Bảy

Cổ Miếu Tứ Kiệt thờ 4 vị anh hùng có công trong thời kỳ  kháng chiến chống Pháp, được nhân dân tôn kính gồm: Ông Nguyễn Thanh Long, ông Trần Công Thận, ông Trương Văn Rộng và ông Ngô Tấn Đước. Khi thực dân Pháp xâm chiếm tỉnh Định Tường năm 1861, bốn ông cùng với trên 150 nghĩa quân bị giặc bắt vào ngày 1/1/1871, sau 45 ngày giặc Pháp mua chuộc, dụ dỗ và tra trấn dã man, nhưng quyết tâm không chịu đầu hàng, vào ngày 25 tháng chạp năm Canh Ngọ giặc Pháp đã đem 4 ông ra trảm thủ, nhằm đe dọa tinh thần chiến đấu và ngăn chặn các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, chúng ra lệnh huy động hàng trăm người đến xem, người dân Cai Lậy đã tôn kính, xây dựng Lăng mộ và lập Cổ Miếu thờ 4 ông cho đến nay. Hàng năm vào ngày 25 tháng chạp âm lịch, nhân dân Cai Lậy long trọng tổ chức lễ giỗ 4 ông Tứ Kiệt theo nghi thức cổ truyền của dân tộc, lễ giỗ trở thành nét đẹp văn hóa của người dân địa phương.

Still0208_00006

Ông Trần Thanh Đức – Phó Chủ tịch uBND tỉnh trao bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tích cho UBND Phường 1. Ảnh: Nguyễn Bảy

Tại buổi lễ, ông Trần Thanh Đức – Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang trao bằng công nhận Cổ Miếu Tứ Kiệt là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho lãnh đạo UBND phường 1 và Ban khánh tiết Cổ Miếu Tứ Kiệt. Đây không chỉ là niềm tự hào của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân phường 1, mà còn là trách nhiệm của các ngành, các cấp và người dân Cai Lậy trong việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của địa phương. Đến nay, thị xã Cai Lậy có 14 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 02 di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia và 12 di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.

Phương Tuyền