- Giá các mặt hàng nông sản tăng \"nóng\". - Tiền Giang có 13 trại gia cầm đạt chuẩn VietGAP. - Phòng GD-ĐT TP. Mỹ Tho xuất sắc giành hạng Nhất toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Tiền Giang lần thứ XI năm học 2023-2024. - Khởi công công trình \'Nâng cấp và phát triển lưới điện khu vực Điện lực Gò Công Đông, Tân Phú Đông - Hôm nay (24-4), học sinh lớp 12 bắt đầu thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. - Ông Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù. - Bộ Y tế yêu cầu không giấu giếm sự cố y khoa. - Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc 2 nhiệm kỳ. - TPHCM: Đánh sập đường dây \'tín dụng đen\' cho vay gần 4.000 tỷ đồng, thu lợi hơn 600 tỷ đồng. - Ngày 25/4: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng. - Tình trạng thừa cân, béo phì ở TP HCM tiếp tục tăng...

Chủ tịch UBND TP HCM kiến nghị khẩn với Thủ tướng liên quan cao tốc TP HCM – Trung Lương

Lưu lượng phương tiện lưu thông trên cao tốc TP HCM – Trung Lương hiện rất lớn, trong khi quy mô đầu tư giai đoạn 1 của tuyến chính và các tuyến nối được tính toán cách đây hơn 10 năm, đã không đáp ứng được nhu cầu đi lại nên thường xuyên ùn tắc.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi vừa ký công văn khẩn, gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương.

Theo đó, UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chủ trì họp cùng với các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố liên quan gồm: TP HCM, Long An, Tiền Giang để thống nhất kế hoạch, phương án đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương theo phương thức đối tác công tư (PPP) và giao cho một địa phương (UBND tỉnh) nơi có tuyến cao tốc đi qua làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện theo quy định.

Chủ tịch UBND TP HCM kiến nghị khẩn với Thủ tướng liên quan cao tốc TP HCM - Trung Lương - Ảnh 1.

Lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương rất lớn. Ảnh: NLĐO

UBND TP HCM cho biết hiện nay, lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương rất lớn. Trong khi đó, quy mô đầu tư giai đoạn 1 của tuyến chính và các tuyến nối được tính toán cách đây hơn 10 năm, đến nay đã không đáp ứng được sự gia tăng của phương tiện và nhu cầu đi lại của người dân, thường xuyên ùn tắc giao thông, đặc biệt vào các dịp lễ, Tết, cuối tuần, không đảm bảo cho việc kết nối vùng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến TP HCM – Trung Lương là đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120 km/giờ, mặt cắt ngang tuyến chính 8 làn cơ giới và 2 làn dừng xe khẩn cấp; dự kiến mở rộng quy mô 8 làn xe giai đoạn sau năm 2020. Đến nay, chỉ mới đưa vào khai thác giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe.

Do đó, việc sớm đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương là hết sức cần thiết và cấp bách. Việc này cũng để sớm hoàn thành hệ thống đường cao tốc theo quy hoạch, phát huy hiệu quả khai thác các tuyến vành đai, cao tốc.

Theo quy hoạch, vùng TP HCM có 5 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 276,9 km. Hiện nay, 2 tuyến cao tốc (TP HCM – Long Thanh – Dầu Giây và TP HCM – Trung Lương) đang khai thác; 1 tuyến cao tốc (Bến Lức – Long Thành) đang triển khai thi công; 2 tuyến cao tốc (TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành và TP HCM – Mộc Bài) đang trong giai đoạn nghiên cứu, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và 2 tuyến vành đai (Vành đai 3, Vành đai 4) với tổng chiều dài khoảng 287km. Việc này khiến giảm tính liên kết vùng, khiến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa tương xứng với tiềm năng.

Nguồn: NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*