- Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg. - Tập đoàn Apple cam kết tăng chi tiêu và thúc đẩy sự kết nối tại Việt Nam. - Mỗi lít xăng tăng 380-410 đồng, các mặt hàng dầu (trừ mazut) hạ 170-180 đồng tùy loại, từ 15h ngày 17/4. - Viện Cây ăn quả miền Nam: Ra mắt Phòng Thí nghiệm công nghệ sau thu hoạch. - Năm 2023, Tiền Giang vận động gần 19 tỷ đồng chăm lo cho người khuyết tật. - Đề xuất bổ sung 1.100 tỷ đồng vào quỹ khám chữa bệnh BHYT mỗi năm. - 21 tỉnh, thành thưởng tiền nếu sinh đủ 2 con trước 35 tuổi. - Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ đội Biên phòng Tiền Giang - Tòa án Nhân dân huyện Tân Phước tuyên 792 tháng tù cho 44 bị cáo gây rối trật tự công cộng. - 30 thí sinh vào chung kết Hội thi “Duyên dáng áo dài” chào mừng thành phố Gò Công. - Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đối thoại doanh nghiệp lần 1 năm 2024. - Xe chở 20 khách cháy ngùn ngụt trên cao tốc Trung Lương

Cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2022 từ những nguồn nào?

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024, trong đó có đề xuất nguồn cải cách tiền lương năm 2022.

 Năm 2022, tiếp tục thực hiện chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương, kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nghị quyết 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) về thực hiện cải cách chính sách tiền lương; trong đó:

– Các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ:

+ Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2021 còn dư chuyển sang năm 2022 (nếu có);

Cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2022 từ những nguồn nào? - Ảnh 1.

+ Sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu được để lại theo quy định (riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định);

+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với dự toán năm 2021 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ).

Các cơ quan, đơn vị hành chính ở Trung ương đang áp dụng cơ chế đặc thù theo phê duyệt của cấp thẩm quyền tự cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương trong năm 2022 theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, ngân sách Nhà nước không hỗ trợ thêm.

– Các địa phương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ:

Cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2022 từ những nguồn nào? - Ảnh 2.

+ Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập (tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ;

+ Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định);

+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ);

+ Nguồn cải cách tiền lương lũy kế đến hết năm 2021 chuyển sang để thực hiện (bao gồm nguồn 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương năm 2021 chưa sử dụng hết – nếu có).

Ngoài ra, đối với kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần ngân sách Nhà nước đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công, các bộ, cơ quan căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng được giao thực hiện lập dự toán chi theo chế độ nhà nước quy định.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*