*** Ban Chỉ huy quân sự thành phố Mỹ Tho tổ chức hội nghị bàn giao chức vụ Phó Chỉ huy trưởng – Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy quân sự thành phố. * Chủ tịch UBND huyện Tân Phước gặp gỡ, đối thoại và lắng nghe ý kiến người dân xã Tân Hòa Thành về chỉ số quản trị hành chính công. * Bảo hiểm xã hội Tiền Giang trao số tiền 100 triệu đồng cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang để ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do thiên tai. * Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cái Bè tổ chức ngày hội Xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”. * Ủy ban MTTQ huyện Chợ Gạo tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3. * Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức giám sát việc cung cấp và sử dụng nước sạch sinh hoạt cho người dân tại huyện Gò Công Tây. * Huyện Cái Bè tổ chức phiên giao dịch việc làm, tư vấn và giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho người lao động. * Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu – Mỹ Tho được chọn làm mô hình điểm về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. * Để phục vụ công tác thi công sửa chữa mặt cầu Rạch Miễu số 1, và số 2, khe co giãn cầu Rạch Chuối, mặt đường tại trạm thu phí thuộc tuyến QL.60, tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, CÔNG TY TNHH BOT CẦU RẠCH MIỄU THÔNG BÁO: Điều tiết giao thông đối với các loại ô tô tham gia giao thông, cụ thể: * Đối với phạm vi cầu Rạch Miễu: Thời gian thi công từ 22 giờ đêm hôm trước đến 04 giờ sáng ngày hôm sau kể từ ngày 12/9/2024 dự kiến đến hết ngày 05/10/2024. * Hình thức: Thi công trên một nửa cầu Rạch Miễu số 1 và số 2 và cầu Rạch Chuối. * Phân luồng giao thông các phương tiện 2 hướng:Tiên Giang đi Bến Tre và ngược lại. * Các phương tiện lưu thông trên một nửa cầu còn lại theo nguyên tắc: Hướng Tiền Giang – Bến Tre đi 15 phút thì hướng ngược lại Bến Tre - Tiền Giang dừng 15 phút. * Ngoài thời gian trên, các phương tiện lưu thông qua cầu Rạch Miễu bình thường. * Riêng xe cứu thương sẽ được lực lượng điều tiết giao thông hướng dẫn qua cầu trong thời gian điều tiết giao thông. * Bão số 4 còn cách Đà Nẵng 160km. Dự báo bão hướng vào vùng ven biển Quảng Trị, Quảng Nam rồi đi vào đất liền các tỉnh miền Trung. Cảnh báo 4 tỉnh thành: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng sẽ có mưa rất to. * Hòa Bình: 1 cây cầu bị sập trong đêm do đất bị sụt lún và sạt lở. * Xe Phương Trang tông xe Hồng Sơn trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo, 2 người tử vong tại chỗ. * Liên Hiệp quốc yêu cầu Israel chấm dứt hiện diện phi pháp tại Palestine. * Thiết bị liên lạc của Hezbollah lại bị phát nổ, 9 người chết, hơn 300 người bị thương. * Nga tuyên bố: Sẵn sàng nối lại thử nghiệm hạt nhân ở Bắc cực. * Israel khẳng định: Dời trọng tâm chiến lược về biên giới Lebanon.

Bộ Tài chính tính toán, đề xuất lộ trình cải cách tiền lương

Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đang xây dựng khung Ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch ngân sách 3 năm (2024 – 2026), trên cơ sở đó sẽ đề xuất lộ trình thực hiện cải cách tiền lương.

Ngày 18-9, tiếp tục phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày báo cáo về tình hình thực hiện nghị quyết số 74 năm 2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bộ Tài chính tính toán, đề xuất lộ trình cải cách tiền lương - Ảnh 1.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên 26 ngày 18-9

Tại báo cáo, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết đến cuối năm 2021, nguồn cải cách tiền lương từ ngân sách Trung ương chưa sử dụng khoảng 54.517 tỉ đồng. Trong đó số tiền ở các bộ, ngành gần 82 tỉ đồng. Các địa phương cũng dư tiền dành cho cải cách tiền lương là 208.457 tỉ đồng.

Báo cáo của Chính phủ nêu rõ đến cuối 2021, ngân sách dư gần 263.000 tỉ đồng cho cải cách tiền lương nhưng chưa thực hiện. Đối với số tiền dư tới cuối 2022, con số này đang được các bộ ngành, địa phương báo cáo, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Theo Chính phủ, hiện nay việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương được quy định tại Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách tiền lương, Nghị quyết 23 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025.

Trong đó, tại Nghị quyết 27, Trung ương yêu cầu Chính phủ nghiên cứu, dành nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương toàn diện, gồm thang lương, bảng lương, hệ số và các khoản phụ cấp. Việc này nhằm đảm bảo tiền lương thực sự là đòn bẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả.

Cũng liên quan đến chính sách tiền lương, Nghị quyết kỳ họp thứ 5 hồi tháng 6-2023, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại kỳ họp thứ 6, sẽ diễn ra vào tháng 10-2023.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết thêm cơ quan này đang xây dựng khung ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch ngân sách 3 năm (2024 – 2026). Trên cơ sở đó, sẽ dự kiến việc sử dụng nguồn này để thực hiện cải cách tiền lương.

Bộ Tài chính cũng sẽ rà soát, thống kê và báo cáo Quốc hội đầy đủ nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, ngành, địa phương tại ngày 31-12-2022 và đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 ngày 9-9 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ đạo Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Chính phủ về phương án trình Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội về lộ trình cải cách tiền lương và sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-TW.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*