Bộ NN&PTNT triển khai giải pháp phòng chống hạn, mặn và cấp mã số vùng trồng cây ăn trái vùng ĐBSCL

(THTG) Ngày 17-9, tại tỉnh Tiền Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị triển khai giải pháp phòng chống hạn, mặn và công tác quản lý cấp mã số vùng trồng cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long 2020-2021. Ông Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Cùng tham dự hội nghị có ông Trần Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL và các nhà khoa học.

Hoi thao PC han manHoi thao PC han man 9Hoi thao PC han man 7

Đại biểu phát biểu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Minh Nguyên

Sản xuất cây ăn trái ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua được quan tâm và đầu tư phát triển khá toàn diện, liên tục tăng trưởng về diện tích, sản lượng và giá trị, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan xảy ra với mật độ thường xuyên, hạn hán và xâm nhập mặn những năm gần đây, đã ảnh hưởng lớn đến cây ăn trái toàn vùng. Chỉ riêng trong mùa khô 2019-2020 vừa qua, toàn vùng đã có 25.117 hecta cây ăn trái bị thiệt hại.

Sau-rieng-bi-thiet-hai-2-700x393vlcsnap-2020-07-28-15h00m33s470-700x393

Sầu riêng tỉnh Tiền Giang bị ảnh hưởng do hạn mặn năm 2019

Từ thực tế này, trong mùa khô 2020, các nhà khoa học khuyến cáo các địa phương vùng ĐBSCL cần chuẩn bị sớm, chủ động triển khai kế hoạch bảo vệ vườn cây như: khoanh vùng cụ thể theo từng chủng loại, từng khu vực cụ thể; khảo sát hệ thống thủy lợi, cân đối nguồn nước, khả năng tích trữ nguồn nước của nhà vườn và cộng đồng, ưu tiên chăm sóc các loại cây mẫn cảm với nước mặn…

Toàn vùng ĐBSCL hiện có 362.000 hecta cây ăn trái và giá trị xuất khẩu trong năm 2019 đạt hơn 3,7 tỷ USD. Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói hiện nay đang thực hiện đúng theo quy định của nước nhập khẩu. Các loại trái cây được cấp mã số vùng trồng đều xây dựng được quy trình canh tác, phòng trừ sinh vật gây hại cụ thể, dễ thực hiện và thực hiện đạt hiệu quả cao. Bộ NN&PTNT đã giao cho Cục Bảo vệ thực vật xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về thiết lập và giám sát vùng trồng phục vụ xuất khẩu, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2020.

Hoi thao PC han man 2 Hoi thao PC han man 6

 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Nguyên

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, cây ăn trái luôn cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại cây trồng ở vùng ĐBCSL. Nhằm bảo vệ sản xuất cây ăn trái trước biến đổi khí hậu, các bộ, ngành trung ương luôn bám sát kế hoạch sản xuất của các tỉnh, để dự báo và chỉ đạo các giải pháp phòng chống hạn, mặn, phòng chống sinh vật gây hại.

Riêng công tác quản lý, cấp mã số vùng trồng, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục đề nghị các địa phương xây dựng các chuỗi liên kết khép kín, từ vùng trồng, nhà đóng gói và xuất khẩu, nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho trái cây ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu.

Kim Nữ