*** Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang thông báo về việc tổ chức Kỳ họp thứ 18, Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025. * Thời gian: Khai mạc lúc 07 giờ 45 phút, ngày 24 tháng 6 năm 2025. * Địa điểm: Hội trường Ấp Bắc - Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang. * Nội dung: - Báo cáo kết quả hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 18 – Hội đồng nhân dân tỉnh. ; - Thông báo hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia xây dựng chính quyền, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri, Nhân dân tỉnh nhà 6 tháng đầu năm 2025. ; - Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. ; -Kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. ; -Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. ; - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. ; - Tòa án nhân dân tỉnh về công tác xét xử và hoạt động của Đoàn Hội thẩm Tòa án nhân dân 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. ; -Cục Thi hành án dân sự tỉnh về công tác thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. ; - Thực hiện thảo luận, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. ; - Xem xét, thảo luận và thông qua Dự thảo các nghị quyết thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh. * Kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang. * Phiên khai mạc Truyền hình trực tiếp: Bắt đầu lúc 07 giờ 45 phút đến giờ nghỉ giải lao. * Phiên họp thảo luận, giải trình và chất vấn, trả lời chất vấn: Dự kiến bắt đầu lúc 13 giờ 30 phút ngày 24-6 đến khi hết phần chất vấn và trả lời chất vấn và sẽ được truyền hình trực tiếp để phục vụ khán giả. * Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang xin thông báo đến cử tri và Nhân dân trong tỉnh biết, theo dõi.

Bộ GD-ĐT dự kiến tăng học phí ở tất cả các cấp học từ năm 2021-2022

Từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%, học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021

Đó là đề xuất được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đưa ra trong dự thảo lần 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực GD-ĐT.

Cụ thể, căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, Bộ GD-ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021.

Bộ GD-ĐT dự kiến tăng học phí ở tất cả các cấp học từ năm 2021-2022 - Ảnh 1.

Thí sinh nhập học tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm học 2020-2021

Mức học phí cho các năm tiếp theo tăng với tỷ lệ tương ứng. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 7 trường đại học công lập trên cả nước của nhóm chuyên gia ĐH Quốc gia Hà Nội, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025.

Bộ dự thảo mức trần học phí cho cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước như sau:

Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước xác định mức học phí tối đa bằng 2 lần trần học phí.

Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được thu học phí tối đa 2,5 lần trần học phí.

Đối với mầm non và phổ thông, từ năm học 2021-2022, khung, học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ tăng tối đa 7,5%/năm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân.

Với lộ trình này, đến năm học 2025-2026, học phí bù đắp được 50% chi phí đào tạo. Đến năm 2030, học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).

Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận