- Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg. - Tập đoàn Apple cam kết tăng chi tiêu và thúc đẩy sự kết nối tại Việt Nam. - Mỗi lít xăng tăng 380-410 đồng, các mặt hàng dầu (trừ mazut) hạ 170-180 đồng tùy loại, từ 15h ngày 17/4. - Viện Cây ăn quả miền Nam: Ra mắt Phòng Thí nghiệm công nghệ sau thu hoạch. - Năm 2023, Tiền Giang vận động gần 19 tỷ đồng chăm lo cho người khuyết tật. - Đề xuất bổ sung 1.100 tỷ đồng vào quỹ khám chữa bệnh BHYT mỗi năm. - 21 tỉnh, thành thưởng tiền nếu sinh đủ 2 con trước 35 tuổi. - Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ đội Biên phòng Tiền Giang - Tòa án Nhân dân huyện Tân Phước tuyên 792 tháng tù cho 44 bị cáo gây rối trật tự công cộng. - 30 thí sinh vào chung kết Hội thi “Duyên dáng áo dài” chào mừng thành phố Gò Công. - Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đối thoại doanh nghiệp lần 1 năm 2024. - Xe chở 20 khách cháy ngùn ngụt trên cao tốc Trung Lương

Bộ Chính trị và Ban Bí thư xem xét những vấn đề nổi bật

Cuộc họp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư ngày 8-7 đã xem xét những vấn đề nổi bật của đất nước, đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Ngày 8-7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, xem xét những vấn đề nổi bật của đất nước, tình hình quốc tế trong quý II và 6 tháng đầu năm 2022; nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Đạt được nhiều kết quả quan trọng

Đánh giá trong quý II và 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực cố gắng đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: phát triển kinh tế – xã hội, phòng chống dịch Covid-19, quốc phòng – an ninh, đối ngoại, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực…

Một số kết quả nổi bật cụ thể: Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được thực hiện hiệu quả. Những vấn đề lớn, cấp bách về hoàn thiện thể chế, kinh tế – xã hội, tài chính, ngân sách hỗ trợ cho Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022 – 2023) và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội được tổ chức khẩn trương.

Bộ Chính trị và Ban Bí thư xem xét những vấn đề nổi bật - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư ngày 8-7 Ảnh: TTXVN

Kinh tế – xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. GDP tăng trưởng khá tốt; lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; thu ngân sách, thương mại – dịch vụ, khách quốc tế, vốn FDI đăng ký tăng, số doanh nghiệp thành lập mới tăng trưởng mạnh; tình hình lao động, việc làm bước đầu phục hồi. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội được tích cực triển khai. Công tác phòng chống dịch Covid-19 đạt được nhiều kết quả quan trọng, đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát…

Kiểm soát, kiềm chế lạm phát

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá thời gian tới, nước ta tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, có thể làm chậm lại quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội do biến động khó lường của tình hình kinh tế – chính trị thế giới, xung đột Nga – Ukraine diễn biến phức tạp; tình trạng lạm phát, giá dầu tăng cao…

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp, các ngành triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022-2023), các nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án đường cao tốc…; cần nỗ lực và quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Khẩn trương có các giải pháp đồng bộ trong điều hành giá xăng dầu để bảo đảm mục tiêu kiểm soát, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô như chỉ đạo của Bộ Chính trị, lãnh đạo chủ chốt; có các cơ chế phù hợp hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, người dân, nhất là người nghèo, người lao động có thu nhập thấp trước áp lực tăng giá hàng hóa và chi phí sản xuất, sinh hoạt.

Các bộ, ngành chức năng khẩn trương hoàn thiện các quy định về nhập khẩu, đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh trong nước; kịp thời có các giải pháp đồng bộ để hoàn thiện chính sách về tiền lương, phụ cấp và các chính sách đãi ngộ khác đối với cán bộ, nhân viên y tế; chủ động phòng ngừa hiệu quả và có biện pháp xử lý kịp thời bệnh viêm gan cấp ở trẻ em, dịch sốt xuất huyết, các bệnh lây nhiễm, đặc biệt không được chủ quan với các chủng Covid-19 mới xuất hiện trong nước và trên thế giới; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học…

Kỷ luật Ban Cán sự Đảng UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thành Phong

Ngày 8-7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Cán sự Đảng UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thành Phong – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy Ban Cán sự Đảng UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND thành phố và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản nhà nước; xảy ra nhiều vụ án, vụ việc trên địa bàn thành phố; nhiều tổ chức Đảng, đảng viên bị kỷ luật; một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả lãnh đạo chủ chốt của UBND thành phố và một số sở, ngành bị xử lý hình sự.

Ông Nguyễn Thành Phong, trong thời gian giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND thành phố, đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương; chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu đối với các vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng và UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021 đã gây hậu quả rất nghiêm trọng và của ông Nguyễn Thành Phong đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, làm thất thoát rất lớn tài sản nhà nước; gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền, sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố và cá nhân ông Nguyễn Thành Phong.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban Cán sự Đảng UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thành Phong.

Bộ Chính trị đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính theo đúng quy định đối với tập thể, cá nhân đã bị kỷ luật Đảng.

Nguồn: NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*