Biểu diễn cắm hoa, trà đạo và thư pháp Nhật Bản mở màn cho Lễ hội Làng cổ Đông Hòa Hiệp

(THTG) Nằm trong chương trình lễ hội Làng cổ Đông Hòa Hiệp lần thứ III – năm 2017, sáng nay ngày 01/12, tại nhà ông Trần Tuấn Kiệt – ngôi nhà cổ được tổ chức JICA của Nhật Bản tài trợ kinh phí trùng tu, đã diễn ra nghệ thuật cắm hoa, biểu diễn thư pháp và trà đạo.

vlcsnap-2017-12-02-08h56m24s005 vlcsnap-2017-12-02-08h58m24s791 vlcsnap-2017-12-02-08h59m59s479

Các hoạt động cắm hoa, thư pháp, thưởng trà đến từ Nhật Bản. Ảnh: Phi Phụng

Đây là hoạt động nhằm tăng cường sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tại đây, các tình nguyện viên, nghệ nhân, nghệ sỹ đến từ  Nhật Bản đã trưng bày nghệ thuật cắm hoa theo trường phái Nhật Bản,  biểu diễn viết thư pháp và nghi thức trà đạo Nhật Bản.

Về phía Việt Nam, các nghệ nhân của xã Đông Hòa Hiệp và Thị trấn Cái Bè đã biểu diễn chưng nghi các hình tượng Long, Lân, Qui, Phụng với các vật liệu bằng sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.

vlcsnap-2017-12-02-08h54m10s188 vlcsnap-2017-12-02-08h54m29s737

Những nghệ nhân tại làng cổ Đông Hòa Hiệp chăm chút cho tác phẩm của mình từ sản phẩm nông nghiệp địa phương. Ảnh: Phi Phụng

Qua sự giao lưu văn hóa từ Lễ hội Làng cổ Đông Hòa Hiệp, sẽ giúp cho nhân dân 2 nước Việt Nam và Nhật Bản tìm thấy những nét văn hóa tương đồng và những nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia, dân tộc.

 Trong 3 ngày diễn ra Lễ hội Làng cổ Đông Hòa Hiệp (từ 01 đến 03/12/2017), sẽ có nhiều hoạt động phong phú như: Đón nhận Bằng di tích Quốc gia Làng cổ Đông Hòa Hiệp; Trưng bày hoa kiểng sản phẩm nông nghiệp địa phương; Thi thể thao; Hội thi làm bánh, ẩm thực; Biểu diễn trang phục Kimono; Trà đạo; Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản…  

Le hoi lang co lan thu 3

Các địa điểm tổ chức Lễ hội làng cổ Đông Hòa hiếp lần thứ III năm 2017

Hiện nay, Việt Nam có 3 làng cổ được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiến hành bảo tồn. Miền Bắc có làng cổ Đường Lâm, miền Trung có làng cổ Phước Tích và miền Nam có làng cổ Đông Hòa Hiệp, nằm trên địa bàn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 

Làng cổ Đông Hòa Hiệp có lịch sử từ thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ 20, tại đây xuất hiện nhiều ngôi nhà được xây dựng bằng các loại gỗ quý, theo lối kiến trúc đa dạng như: kiến trúc phương Đông mang sắc thái vùng Nam bộ, kiến trúc phương Tây mang nét hiện đại và kết hợp phương Đông lẫn phương Tây, tạo nên đặc trưng riêng.

Ngày 24/5/2017, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xếp hạng di tích quốc gia đối với Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật Làng cổ Đông Hòa Hiệp.     

Công Luận